Phúc ông tự truyện
Cập nhật vào: Thứ tư - 11/08/2021 20:09
Nhan đề chính: Phúc ông tự truyện
Tác giả : Fukuzawa Yukichi.
Người dịch: Phạm Thu Giang.
Nhà xuất bản: Thế giới
Năm xuất bản: 2018
Số trang: 526 tr.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
ISBN: 9786047745791
Ký hiệu kho: Vv 2345/2021
Lời giới thiệu: Cuốn tự truyện kể về những bước thăng trầm của cuộc đời Fukuzawa Yukichi từ khi sinh ra cho đến những năm tháng tuổi già. Qua từng chi tiết nhỏ, từng vấp váp trong đời sống thường nhật hiện lên chân dung một con người kiên nghị, quyết đoán, luôn độc lập trong suy nghĩ, sắc sảo trong phê phán nhưng về mặt tâm tư, tình cảm lại không kém phần trầm lắng, sâu sắc.
Cuốn tự truyện còn tái hiện bối cảnh phức tạp của xã hội Nhật Bản với những chuyển biến dữ dội vào nửa cuối thế kỷ XIX qua những trải nghiệm thực tế và con mắt phân tích sắc sảo của một người đương thời. Con đường chông gai của Nhật Bản trong tiếp thu nền văn minh của phương Tây để tăng cường nội lực văn hóa đã và sẽ còn để lại nhiều bài học quý giá cho nhiều quốc gia có những điểm tương đồng, trong đó có Việt Nam.
Có thể nói, chưa đọc Phúc ông tự truyện thì chưa thể hiểu nhân cách cũng như tư tưởng của Fukuzawa Yukichi. Cuốn tự truyện không chỉ là lời tự thuật chân thực về những thăng trầm trong cuộc đời của riêng Fukuzawa mà còn tái hiện được cả bối cảnh phức tạp của xã hội Nhật Bản trong thời kỳ chuyển biến dữ dội vào nửa cuối thế kỷ XIX. Và một điều cần nói thêm rằng, tất cả những biến động lớn lao đó của lịch sử Nhật Bản được phản ánh qua những trải nghiệm thực tế, sự phân tích sắc sảo với tư cách người đương thời và bằng giọng kể chân thành, ngôn ngữ giàu nhạc điệu của Fukuzawa, nghĩa là những gì được tái hiện lại trong cuốn tự truyện khác xa với sự tường thuật khuôn mẫu ở bất kỳ một cuốn sách về lịch sử nào khác.
Từ khóa: Fukuzawa Yukichi; Nhà cải cách; Cuộc đời; Sự nghiệp; Tự truyện.
Nội dung cuốn sách gồm những phần sau:
1. Thời thơ ấu
2. Du học ở Nagasaki
3. Thời kỳ học tập ở Ôsaka
4. Nếp sống của trường Ogata
5. Rời Ôsaka lên Edo
6. Lần đầu đi Mỹ
7. Chu du Châu Âu
8.Thuyết Nhương di
9. Đi Mỹ lần hai
10. Vương chính Duy tân
11. Lo sợ bị ám sát
12. Tạp ký
13. Về tình hình kinh tế của gia đình và bản thân
14. Phẩm hạnh và gia phong
15. Những năm tháng về già
Tác giả : Fukuzawa Yukichi.
Người dịch: Phạm Thu Giang.
Nhà xuất bản: Thế giới
Năm xuất bản: 2018
Số trang: 526 tr.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
ISBN: 9786047745791
Ký hiệu kho: Vv 2345/2021
Lời giới thiệu: Cuốn tự truyện kể về những bước thăng trầm của cuộc đời Fukuzawa Yukichi từ khi sinh ra cho đến những năm tháng tuổi già. Qua từng chi tiết nhỏ, từng vấp váp trong đời sống thường nhật hiện lên chân dung một con người kiên nghị, quyết đoán, luôn độc lập trong suy nghĩ, sắc sảo trong phê phán nhưng về mặt tâm tư, tình cảm lại không kém phần trầm lắng, sâu sắc.
Cuốn tự truyện còn tái hiện bối cảnh phức tạp của xã hội Nhật Bản với những chuyển biến dữ dội vào nửa cuối thế kỷ XIX qua những trải nghiệm thực tế và con mắt phân tích sắc sảo của một người đương thời. Con đường chông gai của Nhật Bản trong tiếp thu nền văn minh của phương Tây để tăng cường nội lực văn hóa đã và sẽ còn để lại nhiều bài học quý giá cho nhiều quốc gia có những điểm tương đồng, trong đó có Việt Nam.
Có thể nói, chưa đọc Phúc ông tự truyện thì chưa thể hiểu nhân cách cũng như tư tưởng của Fukuzawa Yukichi. Cuốn tự truyện không chỉ là lời tự thuật chân thực về những thăng trầm trong cuộc đời của riêng Fukuzawa mà còn tái hiện được cả bối cảnh phức tạp của xã hội Nhật Bản trong thời kỳ chuyển biến dữ dội vào nửa cuối thế kỷ XIX. Và một điều cần nói thêm rằng, tất cả những biến động lớn lao đó của lịch sử Nhật Bản được phản ánh qua những trải nghiệm thực tế, sự phân tích sắc sảo với tư cách người đương thời và bằng giọng kể chân thành, ngôn ngữ giàu nhạc điệu của Fukuzawa, nghĩa là những gì được tái hiện lại trong cuốn tự truyện khác xa với sự tường thuật khuôn mẫu ở bất kỳ một cuốn sách về lịch sử nào khác.
Từ khóa: Fukuzawa Yukichi; Nhà cải cách; Cuộc đời; Sự nghiệp; Tự truyện.
Nội dung cuốn sách gồm những phần sau:
1. Thời thơ ấu
2. Du học ở Nagasaki
3. Thời kỳ học tập ở Ôsaka
4. Nếp sống của trường Ogata
5. Rời Ôsaka lên Edo
6. Lần đầu đi Mỹ
7. Chu du Châu Âu
8.Thuyết Nhương di
9. Đi Mỹ lần hai
10. Vương chính Duy tân
11. Lo sợ bị ám sát
12. Tạp ký
13. Về tình hình kinh tế của gia đình và bản thân
14. Phẩm hạnh và gia phong
15. Những năm tháng về già