Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật nâng cao chất lượng dự báo ngư trường khai thác cá ngừ đại dương ở vùng biển Việt Nam
Cập nhật vào: Thứ năm - 18/11/2021 15:27
Cỡ chữ
Từ kết quả nghiên cứu trước đây, nhóm tác giả do Cơ quan chủ trì Viện Nghiên cứu Hải sản cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài ThS. Nguyễn Duy Thành đặt ra vấn đề là làm sao để tiếp tục nâng cao chất lượng hơn nữa cho dự báo cá ngừ đại dương (cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to và cs ngừ vằn). Do vậy, đề tài nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu: Đưa ra được các giải pháp kỹ thuật ứng dụng công nghệ viễn thám và sinh học để nâng cao độ tin cậy của dự báo vùng khai thác tiềm năng cá ngừ đại dương (Thunnus obesus, T. albacares và Katsuwonus pelamis) ở vùng biển Việt Nam. Đưa ra một số giải pháp kỹ thuật để thực hiện nghiên cứu; Một là dữ liệu đầu vào, dữ liệu cá ngừ vây vàng và mắt to được khai thác từ nghề câu vàng cá ngừ đại dương và nghề câu tay, 02 loại nghề này có năng xuất khai thác là khác nhau (cây tay thường cho năng xuất khai thác cao hơn năng xuất khai thác câu vàng), đối với cá ngừ vằn được chiết rút từ số liệu khai thác nghề rê trôi.
Đối với dữ liệu hải dương Chl a, SST có độ phân giải 1,1km và 4km, dữ liệu nay từ trực tiếp tư liệu ảnh vệ tinh và mô hình trên internet hoàn toàn miễn phí (hiệu quả về kih tế và tính chủ động dữ liệu). Nghiên cứu trước đây với 26 biến dùng trong tính toán mô hình, 26 biến này được tính từ giá trị nhiệt bề mặt, nghiên cứu này dùng trực tiếp nhiệt bề mặt và một yếu tố khác (Chl a, eke, ssh) làm đầu vào mô hình tính toán, như vậy số biến được dùng trực diện hơn, ít hơn (mô hình đơn giản hơn), hiệu quả tốt hơn. Một số mô hình trước đây được tính toán dữ liệu dưới dạng điểm ô lưới (X, Y, Z) sau đó thể hiện trên phần mềm (Mapinfo) và hiệu chỉnh bằng phương pháp chuyên gia (người lập dư báo) nhằm biên tập bản dự báo khi kết quả mô hinh chạy chưa hợp lý (đây là bước cần thiết). nghiên cứu này thiết lập mô hình dựa vào mối tương quan thông quan phân tích không gian với các chỉ số đánh giá % xuất hiện thông tin cá với yếu tố hải dương, mô hình chạy với dữ liệu đầu vào là yếu tố hải dương dạng raster và đầu ra là raster được hiện thị trực tiếp trên phần mềm GIS (ArcGIS). Như vậy, kết quả được hiện thị và đánh giá trước khi xuất bản tin dự báo. Kích thước ô lưới dự báo là 15x15 hải lý, mức độ chi tiết dự báo cụ thể hơn. Đây là một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng dự báo cá ngừ đại dương ở biển Việt Nam.
Kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây về lĩnh vực dự báo ngư trường, đồng thời khai thác các nguồn lực sẵn có về dữ liệu, cơ sở vật chất và nhân lực của các đơn vị vấn trong quá trình thực hiện để tổng hợp một cách có chọn lọc toàn bộ các nguồn số liệu làm cơ sở cho hướng nghiên cứu về xây dựng mô hình và bản dự báo ngư trường khai thác cá ngừ đại dương.
Hướng tiếp cận của để tài là ứng dụng công nghệ viễn thám biển, thực tế là chiết tách dữ liệu cơ bản như nhiệt độ bề mặt, chlorophyll a, gió, mực biển từ ảnh để tính toán các chỉ dữ liệu hải dương (SST, Chla...) phục vụ dự báo. Mô hình dự báo xây dựng dưa trên mối liên hệ giữa các chỉ số hải dương học với cá.
Dữ liệu hải dương học bao gồm xoáy, độ cao dị thường mực nước biển và dòng chảy được nhóm nghiên cứu khai thác thông qua công cụ Marine Geospatial Ecology Tools (MGET). Đây là một hộp công cụ xử lý dữ liệu mã nguồn mở miễn phí, giúp giải quyết nhiều vấn đề về nghiên cứu biển, bảo tồn và quy hoạch không gian. MGET được cài đặt vào ArcGIS và có thể thực hiện các tác vụ như: Truy cập dữ liệu hải dương học từ ArcGIS (Accessing oceanographic data from ArcGIS), Xác định các đặc điểm địa lý, hải dương học liên quan đến sinh thái trong hình ảnh viễn thám. (Identifying ecologicallyrelevant oceanographic features in remote sensing imagery), Phát hiện các mô hình thời gian - không gian trong thủy sản và các dữ liệu chuỗi thời gian khác (Detecting spatiotemporal patterns in fisheries and other time series data).
Dữ liệu hải dương học được chuyển đổi hệ tọa độ phù hợp với khu vực biển Việt Nam trước khi đua vào phân tích tính toán. Độ trễn dữ liệu khi sử dụng công cụ MGET là 2 ngày so với thời gian thực. Độ phân giải không gian của dữ liệu là 0,25 độ tương đương gần 30km.
Đề tài đã triển khai được một số giải pháp để nhằm nâng cao chất lượng dự báo ngư trường khai thác cho đối tượng cá ngừ đại dương ở vùng biển Việt Nam, cụ thể:
1) Xác định vùng khai thác cá ngừ đại dương theo từng thời điểm trong năm và sự dịch chuyển ngư trường khai thác theo thời gian từ kinh nghiệm của ngư dân khai thác qua nhiều năm. Những dấu hiệu, chỉ số có tác động trực tiếp đến kết quả khai thác cá ngừ.
2) Khai thác được dữ liệu hải dương học từ ảnh viễn và mô hình trên internet để phục vụ công tác dự báo ngư trường khai thác hải sản nói chung và cá ngừ đại dương nói riêng.
3) Mô hình dự báo ngư trường được sử dụng các yếu tố cơ bản SST, SSH, Chla, EKE, đây là những yếu tố có tác động trực tiếp lên đối tượng dự báo.
4) Dự báo thể hiện trực quan hơn và chính xác hơn nhờ công nghệ phân tích không gian GIS.
5) Dự báo ngư trường theo vùng với ô lưới có kích thức 15 x15 hải lý, chi tiết hơn nhằm phù hợp với nghề khai thác cá ngừ bằng nghề câu tay.
6) Kết quả đánh giá kiểm chứng dự báo ngư trường cho thấy, bản dự báo đã xây dựng được từ mô hình và phần mềm dự báo vùng khai thác tiềm năng cá ngư đại dương có độ chính xác dao động từ 60 đến 95% ở mức trung bình đến cao.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 16863/2019) tại Cục Thông tin KHCNQG.
Đ.T.V (NASATI)