Nghiên cứu chế tạo cảm biến điện hóa sử dụng vật liệu polyme dẫn điện và ống nano cacbon nhằm ứng dụng trong quan trắc môi trường, phân tích an toàn thực phẩm và dược phẩm
Cập nhật vào: Thứ tư - 08/07/2020 03:49
Cỡ chữ
Từ năm 2009 đến 2015, nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên do PGS.TS. Đỗ Phúc Quân làm chủ nhiệm, đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chế tạo cảm biến điện hóa sử dụng vật liệu polyme dẫn điện và ống nano cacbon nhằm ứng dụng trong quan trắc môi trường, phân tích an toàn thực phẩm và dược phẩm”.
Đề tài nhằm thực hiện các mục tiêu nghiên cứu và ứng dụng polyme dẫn và nano cacbon trong chế tạo cảm biến điện hóa chọn lọc ion theo nguyên lý tiếp xúc rắn cho độ nhạy cao, độ chọn lọc và độ ổn định tốt; kết hợp với nghiên cứu ứng dụng vật liệu nanocompozit của polyme dẫn và nano cacbon để xác định dopamin.
Nghiên cứu đã thu được các kết quả sau:
- Điện cực chọn lọc ion theo nguyên tắc tiếp xúc rắn (không sử dụng dung dịch nội) trên cơ sở sử dụng vật liệu polyme dẫn hoặc compozit của polyme dẫn/graphene đã được nghiên cứu chế tạo thành công. Các đặc trưng điện hóa của điện của điện cực chế tạo được đạt yêu cầu đề ra và có thể ứng dụng trong quan trắc môi trường. Các kết quả chính của nội dung nghiên cứu này đã được gửi đăng trong hội nghị khoa học quốc tế tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2011.
- Cảm biến điện hóa chọn lọc dopamin trên cơ sở compozit của polyme dẫn/CNT hoặc polyme dẫn/graphen/AuNPs đã được nghiên cứu chế tạo thành công. Kết quả nghiên cứu chính đã được công bố trên 2 bài báo ISI.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 15423) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
N.P.D (NASATI)