Nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu vi phạm khi vận chuyển hàng nguy hiểm trong chuỗi Logistics để tuân thủ bộ luật quốc tế về vận chuyển hàng nguy hiểm
Cập nhật vào: Thứ năm - 09/12/2021 20:05
Cỡ chữ
Trong những năm gần đây, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường biển và đường bộ phát triển quy mô về sản lượng một cách đáng kể. Với sự gia tăng của hàng hóa nguy hiểm vận chuyển ở Việt Nam, nó đã trở nên quan trọng chính vì vậy các khâu tham gia vào chuỗi cung ứng Logistics phải hiểu cũng như được đào tạo bài bản về các quy định pháp lý của quốc tế (IMDG code dành cho vận chuyển bằng đường biển và Phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (ADR) dành cho vận chuyển bằng đường bộ) cũng như sự cần thiết của việc tăng cường kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước.
Trong khuôn khổ cam kết trong WTO và ASEAN, Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường dịch vụ logistics bao gồm: dịch vụ xếp, dỡ container, dịch vụ thông quan, dịch vụ kho bãi, dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa và các dịch vụ thực hiện thay mặt cho chủ hàng với những quy định hết sức cụ thể. Các dịch vụ cụ thể đều yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam, tỷ lệ vốn góp không quá 49%, 51%, 70% tùy từng dịch vụ và từng mốc thời gian cụ thể cho việc tăng vốn góp trong liên doanh hoặc thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Ngoài ra, việc cung cấp các dịch vụ logistics cụ thể còn bị ràng buộc theo phương thức cung cấp, cụ thể là phương thức 1: cung cấp qua biên giới; phương thức 2: tiêu dùng ở nước ngoài; phương thức 3: hiện diện thương mại, phương thức 4: hiện diện của thể nhân.
Tuy nhiên, thị trường càng mở cửa, càng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp logistics Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt hơn với các doanh nghiệp logistics nước ngoài. Đặc biệt, với việc thành lập Cộng đồng Kinh tế chung ASEAN (AEC) thúc đẩy doanh nghiệp logistics các nước thuộc khối ASEAN sang Việt Nam đầu tư mở rộng thị trường. Ngoài ra, nhờ vào các FTA, số lượng doanh nghiệp FDI tăng nhanh; những doanh nghiệp này sẽ sử dụng dịch vụ vận tải của các công ty logistics có vốn đầu tư từ nước họ. Nếu không có những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ và giá cả, các doanh nghiệp logistics trong 5 nước sẽ khó tiếp cận và trở thành nhà thầu cung ứng dịch vụ logistics cho doanh nghiệp FDI trên.
Tuy nhiên hiện nay các quy định về danh mục hàng nguy hiểm và cơ chế quản lý hoạt động vận chuyển hàng nguy hiểm còn một số bất cập. Chính vì thế theo xu hướng các cơ quan quản lý chuyên ngành sẽ thống nhất một danh mục nguy hiểm theo tiêu chuẩn quốc tế, cũng như thống nhất hợp nhất các văn bản pháp quy có liên quan.
Xuất phát từ thực tiễn đó đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu vi phạm khi vận chuyển hàng nguy hiểm trong chuỗi Logistics để tuân thủ bộ luật quốc tế về vận chuyển hàng nguy hiểm” là cần thiết. Nhóm nghiên cứu đề tài gồm Cơ quan chủ trì Trường Đại học Hàng hải Việt Nam cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài ThS. Nguyễn Ngọc Hà thực hiện với mục tiêu: Nghiên cứu về vận chuyển hàng nguy hiểm trong chuỗi Logisitics; về hệ thống công ước, luật pháp quốc tế Việt Nam đã ký về vận chuyển hàng nguy hiểm; Khuyến nghị một số nhóm giải pháp giảm thiểu vi phạm khi vận chuyển hàng nguy hiểm trong chuỗi Logistics đảm bảo sự tuân thủ đúng theo các công ước, luật pháp quốc tế và của quốc gia.
Việc vận chuyển các vật liệu nguy hiểm cho thấy các khía cạnh nguy cơ lớn không chỉ cho người tham gia vào giao thông nhưng đối với môi trường sẽ có tác động như thế nào? Trong quan điểm này, nghiên cứu nhằm xác định các rủi ro phân loại khác nhau xác định, phân tích và giảm nhẹ cho phù hợp. Vì sự an toàn của vật liệu và vận chuyển, các yếu tố như dòng chảy, cấu trúc và thể tích của vật liệu cần được kiểm tra liên tục (Verma, 2009). Đánh giá rủi ro do đó, các yếu tố cần thiết cho sự an toàn của các vật liệu nguy hiểm và vận chuyển.
Một số công trình nghiên cứu các các tác giả khác ngoài nước khác có liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm cũng như các dự án đã và đang triển khai chủ yếu phát triển đến yếu tố kỹ thuật cũng như năng lực vận chuyển vì phần hành lang phát lý các nước đã triển khai cũng như điều chỉnh cho phù hợp với tình nước sau quá trình dài gia nhập các công ước, …
Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu vi phạm khi vận chuyển hàng nguy hiểm trong chuỗi Logistics để tuân thủ bộ luật quốc tế về vận chuyển hàng nguy hiểm” rút ra một số điểm chính sau đây:
- Đề tài đã hoàn thành toàn bộ khối lượng theo đề cương chi tiết đã được phê duyệt: gồm 56 chuyên đề và báo cáo tổng hợp đề tài đề tài
- Đề tài đã tổng hợp có hệ thống những lý luận cơ bản: Tổng quan về Hàng nguy hiểm; Tổng quan chuỗi cung ứng Logisitics; Các phương thức vận chuyển hàng nguy hiểm trong chuỗi cung ứng; Trách nhiệm của các bên trong vận chuyển hàng nguy hiểm; Tiêu chí đánh giá an toàn trong chuỗi cung ứng hàng nguy hiểm; Bài học kinh nghiệm của quốc gia.
Kết quả nghiên cứu đề tài được thể hiện thông qua: Hệ thống Luật quốc tế và Quốc gia về vận chuyển hàng nguy hiểm (theo các hình thức vận chuyển); Thực trạng chung về các mặt hàng chính trong chuỗi cung ứng hàng nguy hiểm; Phân tích và đánh giá thực trạng của một số chuỗi cung ứng vận chuyển hàng nguy hiểm (từ cảng biển, cửa khẩu, lưu thông nội địa); Đánh giá về việc chấp hành luật quốc tế, quốc gia của các doanh nghiệp; Đánh giá về hệ thống Luật, công tác quản lý, điều hành các cơ quan quản lý.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 16962/2019) tại Cục Thông tin KHCNQG.
Đ.T.V (NASATI)