Nghiên cứu giải pháp nâng cao khả năng lưu giữ và khai thác hiệu quả tài nguyên nước mặt phục vụ phát triển bền vững khu vực Tây Nguyên
Cập nhật vào: Thứ năm - 29/12/2022 12:53
Cỡ chữ
Tây Nguyên bao gồm địa giới hành chính của 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng. Diện tích tự nhiên toàn vùng là 54.473,79km2, dân số là 5.282.000 người (chiếm 6,01% dân số cả nước), mật độ dân số là 98 người/km2.
Là vùng có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng đối với cả nước và khu vực Đông Dương, có nhiều tiềm năng và ưu thế để phát triển kinh tế xã hội. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú như tài nguyên rừng, tài nguyên đất đai, khoáng sản..., ngoài thế mạnh về phát triển lâm nghiệp, Tây Nguyên còn có nhiều vùng chuyên canh các cây đặc sản có giá trị cao như cà phê, cao su, điều. Hiện tại, Tây Nguyên là một trong hai vùng sản xuất hàng hóa nông sản xuất khẩu lớn nhất của cả nước sau đồng bằng sông Cửu Long.... Tuy nhiên, với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng thực sự còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ngành nông nghiệp. Nguyên nhân là do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nền kinh tế bước vào thời kỳ phát triển mới theo hướng chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất và do thiếu nước sản xuất. Biến đổi khí hậu, mùa khô nắng nóng kéo dài, nguồn nước trữ ở các ao hồ, nước ngầm bị cạn kiệt, hạn hán liên tục xảy ra, đặc biệt từ năm 2012 trở lại đây đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất cuối vụ Đông Xuân, đầu vụ Hè Thu và nước sinh hoạt của nhân dân.
Vùng Tây Nguyên là nơi đầu nguồn của 4 hệ thống sông lớn, đó là sông Sê San, sông Ba, sông Srêpôk và sông Đồng Nai và còn nhiều nhánh sông suối nhỏ thuộc các lưu vực khác. Lượng mưa bình quân là 1847,2mm, hàng năm vùng Tây Nguyên nhận được 100,57 tỷ m3 nước mưa, sinh ra lượng dòng chảy mặt 4 hệ thống sông và các lưu vực phụ cận là 55,5 tỷ m3/năm. Ngoài nguồn nước mưa và nước mặt, Tây Nguyên còn có tiềm năng lớn về nước dưới đất với tổng trữ lượng động và trữ lượng tĩnh là 18,5 ngàn m3/ngày (6,75 tỷ m3/năm). Tổng lượng nước dùng cho các ngành kinh tế là khoảng 13 tỷ m3, chiếm 23,3% tổng lượng nước mặt nhưng Tây Nguyên vẫn bị hạn hán. Theo Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến đầu tháng 6/2016, tổng diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả bị ảnh hưởng do hạn hán là 110.766 ha, trong đó mất trắng 7.586ha.
Xuất phát từ thực tiễn trên, Cơ quan chủ trì Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài GS. TS. Nguyễn Văn Việt thực hiện “Nghiên cứu giải pháp nâng cao khả năng lưu giữ và khai thác hiệu quả tài nguyên nước mặt phục vụ phát triển bền vững khu vực Tây Nguyên” với mục tiêu: Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn tài nguyên nước mặt trên các hệ thống công trình hiện có; Đề xuất các công nghệ phù hợp nhằm tăng khả năng lưu giữ nước mùa mưa để cấp cho mùa khô hạn; Lựa chọn các giải pháp khoa học công nghệ khai thác hiệu quả tài nguyên nước mặt phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên; Thiết kế, xây dựng 1 mô hình lưu giữ và khai thác nước mặt có hiệu quả ứng dụng.
Đề tài đã thực hiện xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm hệ thống lưu trữ nước, đã mô phỏng được các điều kiện làm việc của hệ thống này ngoài thực tế. Qua đó đánh giá được khả năng thu nước của hệ lưu trữ với các loại ống lọc kết hợp với các cấp phối trong các điều kiện thủy văn khác nhau và xây dựng được các mối tương quan giữa chúng. Các biểu đồ, phương trình tương quan giữa lưu Nghiên cứu giải pháp nâng cao khả năng lưu giữ và khai thác hiệu quả tài nguyên nước mặt phục vụ phát triển bền vững khu vực Tây Nguyên Báo cáo tóm tắt Trang 4 lượng và các thông số của ống lọc với hệ số thấm là cơ sở để thiết kế hệ lưu trữ nước ngoài thực địa.
Đề tài đã phân tích trên cơ sở khoa học và phân vùng tài nghiên môi trường (TNNM) Tây Nguyên, thành 23 tiểu vùng nghiên cứu thuộc 04 vùng nghiên cứu tương ứng với 4 lưu vực, đã tính toán được TNNM, xây dựng được bản đồ đẳng trị mưa, bản đồ mô đuyn dòng chảy, tính toán nhu cầu sử dụng nước cho các ngành dùng nước ở các giai đoạn. Dựa vào mô hình MIKE BASIN, đề tài tính toán cân bằng nước, đưa ra lượng thiếu hụt nguồn nước theo thời gian, không gian ứng với các giai đoạn tính toán, nghiên cứu…
Từ các số liệu điều tra, thu thập, khảo sát và tham vấn các chuyên gia, các nhà quản lý địa phương, đề tài đã thống kê, đánh giá được tổng quan về TNNM Tây Nguyên, tổng hợp, thống kê được kết quả khảo sát của 385 mẫu thí nghiệm chất lượng nước thuộc 4 lưu vực sông trên địa bàn để phân tích, đánh giá chất lượng nước vùng nghiên cứu, nguyên nhân ô nhiễm cục bộ nguồn nước. Từ số liệu về hiện trạng công trình khai thác nước mặt do Chi cục Thủy lợi - Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở Công Thương cung cấp, đề tài đã thống kê, phân tích đánh giá được hiện trạng công trình khai thác nước mặt vùng nghiên cứu, ưu nhược điểm và tồn tại của hệ thống khai thác nước mặt. Theo đó có 2.524 công trình khai thác nước mặt, cấp nước tưới cho 216.556 ha cây trồng, phát điện với công suất là 5.745 MW, tổng Wtrữ=9.906 triệu m3, Whi= 7.284 triệu m3, trong đó chỉ có 1.339 triệu m3 được khai thác để tưới và cấp nước sinh hoạt. Có 5 doanh nghiệp thuộc 5 tỉnh, có 648 tổ chức Hợp tác dùng nước để quản lý các hệ thống khai thác nước mặt. Những công trình này đã và đang góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế xã hội các tỉnh trong khu vực và cải thiện môi trường sinh thái. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế bất cập như diện tích tưới bằng công trình thủy lợi còn thấp (28%), tần suất đảm bảo thấp (75%), các công trình bị bồi lấp, hỏng hóc, thấm mất nước… nhiều công trình thường xuyên có xả thừa trong khi hạ lưu và các khu vực lân cận vẫn thiếu nước như hồ Buôn Tría, Buôn Triết (Đăk Lăk), Iazung, Biển Hồ (Gia Lai)..., nhiều đập dâng được xây dựng nhưng thượng lưu có thể làm hồ trữ nước trong khi nhu cầu nước dùng vẫn thiếu nhất là mùa khô...
Từ các tài liệu thu thập, khảo sát khí tượng thủy văn, hiện trạng và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội các ngành sử dụng nước đến năm 2030 và dự báo đến năm 2050, kịch bản biến đổi khí hậu năm 2016 của Bộ TNMT, đề tài đã tiến hành phân vùng sử dụng TNNM vùng nghiên cứu thành 23 tiểu khu thuộc 4 vùng nghiên cứu tương ứng với 4 lưu vực. Đã tính toán tổng nhu cầu dùng nước của các ngành dùng nước có sử dụng nước mặt (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, môi trường…), lượng nước đến với các tần suất P=75% và P=85% các giai đoạn phát Nghiên cứu giải pháp nâng cao khả năng lưu giữ và khai thác hiệu quả tài nguyên nước mặt phục vụ phát triển bền vững khu vực Tây Nguyên Báo cáo tóm tắt Trang 29 triển kinh tế xã hội và có xét đến BĐKH. Đề tài đã sử dụng mô hình MIKE BASIN để tính toán cân bằng nước các giai đoạn cho 23 tiểu vùng nghiên cứu. Kết quả tính toán cân bằng nước cho thấy, mặc dù tổng lượng nước dùng là 13 tỷ - 14,38 tỷ m3, chỉ chiếm 28,9-35,5% tổng lượng nước, tuy nhiên do lượng nước đến phân bố không đều theo thời gian và không gian nên tổng lượng nước thiếu từ 4,9- 6,3 tỷ m3 vào mùa khô, nhất là lưu vực sông Sê San và sông Sêrêpok.
Đề tài sử dụng các phần mềm Map in for, Vertical Mapper, ARCMAP đã xây dựng được 3 loại bản đồ đẳng trị mưa, 4 loại bản đồ mô đun dòng chảy. Các bản đồ đẳng trị dễ dàng tra cứu và giúp cho địa phương cũng như các đơn vị tư vấn, các cơ quan nghiên cứu dễ dàng và tra cứu nhanh các số liệu mưa của từng địa danh cần tìm.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17897/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
Đ.T.V (NASATI)