Nghiên cứu mô hình đại học tự chủ và các giải pháp tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025, tầm nhìn 2030
Cập nhật vào: Thứ ba - 06/12/2022 00:58 Cỡ chữ
Mặc dù tự chủ đại học và trách nhiệm giải trình là chủ đề đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu, một số mô hình tự chủ trên thế giới (Châu Âu, Ấn Độ…) đã đƣợc tổng kết và giới thiệu, song việc xây dựng mô hình đại học tự chủ phù hợp với giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam còn chƣa đủ căn cứ khoa học và thực tiễn. Các hệ thống GDĐH trên thế giới căn bản có bốn mô hình quản trị đại học phổ biến với các mức độ tự chủ khác nhau. Tuy nhiên, chưa rõ mô hình nào phù hợp với quản trị đại học và tự chủ đại học của giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá một cách hệ thống, toàn diện hiện trạng tình hình tự chủ đại học tại Việt Nam và các mô hình tự chủ đại học phổ biến của các nền GDĐH tiên tiến trong khu vực và thế giới là hết sức cần thiết. Đây là những căn cứ khoa học và thực tiễn đặc biệt cần thiết cho việc đề xuất mô hình đại học tự chủ cho GDĐH Việt Nam một cách khả thi.
Vì vậy, cần thiết phải có nghiên cứu đánh giá tổng thể thực trạng tự chủ đại học trong hệ thống GDĐH Việt Nam hiện nay, đánh giá hiệu quả của các cơ chế chính sách đổi mới quản trị đại học và tự chủ đại học. Đó là lý do, GS. TS. Đào Trọng Thi cùng nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Giáo dục đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu mô hình đại học tự chủ và các giải pháp tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025, tầm nhìn 2030” từ năm 2017 đến năm 2020.
Đề tài hướng đến thực hiện mục tiêu xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất mô hình đại học tự chủ và kiến nghị các chính sách, giải pháp hợp lý, khả thi và nhằm tăng quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam.
Trong ba thập niên qua, giáo dục đại học Việt Nam đã trải qua nhiều thay đổi lớn lao về phát triển quy mô và chất lượng, về thành tích nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, và đã góp phần tạo ra một lực lượng lao động chất lượng cao đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế và phát triển xã hội. Tuy vậy, sự thay đổi về cơ chế lãnh đạo và quản trị thì vẫn còn rất chậm, mặc dù có thể thấy xu hướng mở rộng tự chủ cấp trường là rất nhất quán và đặc biệt mạnh mẽ hơn trong những năm gần đây.
Với việc thí điểm cơ chế tự chủ ở một số cơ sở giáo đục đại học công lập, trong tương lai gần mô hình này sẽ tiếp tục được mở rộng. Điều này đòi hỏi một tư duy mới trong việc quản trị và lãnh đạo cả ở cấp trường và cấp hệ thống. Qua khảo sát thực tiễn một số nước, nhóm nghiên cứu đề xuất cần chú trọng sự tham gia của các bên liên quan, khích lệ sự đa dạng, và từng bước chuyển sang quản trị theo mô hình doanh nghiệp.
Cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa, đặc biệt là các nghiên cứu thực địa để tìm hiểu những kinh nghiệm thực tiễn, những khó khăn và thách thức mà các cơ sỏ giáo dục đại học đang phải đương đầu trong bối cảnh Việt Nam, và phân tích những vấn đề này một cách có hệ thống, để đem lại những gợi ý hữu ích cho các cơ quan quản lý trong việc cải thiện chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của các cơ sở giáo dục đại học.
Kết quả của đề tài là những căn cứ thực tiễn quan trọng cho việc đề xuất chính sách thực hiện tự chủ đại học, giải pháp, kiến nghị tăng quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình và xây dựng mô hình tự chủ, trách nhiệm giải trình phù hợp cho cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong giai đoạn mới và hướng tới tầm nhìn mới.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17923/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
N.P.D (NASATI)