Nghiên cứu phát triển các giải pháp khai thác cơ sở dữ liệu sáng chế trong lĩnh vực cơ khí chế tạo
Cập nhật vào: Thứ hai - 27/12/2021 15:12 Cỡ chữ
Trong thời kì công nghệ thông tin phát triển vượt bậc, chúng ta có thể tìm kiếm bất cứ thông tin gì chỉ cần có mạng Internet. Vì vậy, các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, công ty rất muốn có một thư viện điện tử chung để tra cứu, tìm kiếm, thông tin thay vì lưu trữ dữ liệu theo phương pháp truyền thống trước đây. Thông qua đó các doanh nghiệp, công ty có thể đề ra chiến lược kinh doanh, sản xuất một cách hợp lý. Xu hướng mới hiện nay không chỉ được các doanh nghiệp lớn, mà cả rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt quan tâm, đó là bên cạnh việc đầu tư nghiên cứu tạo ra các sáng chế, công nghệ mới thì việc doanh nghiệp đầu tư mua các gói dịch vụ về sở hữu trí tuệ, đặc biệt là các thông tin sáng chế, các công cụ tìm kiếm, tra cứu, phân tích sáng chế. Trước nhu cầu thiết thực nêu trên, nhóm nghiên cứu Viện Nghiên cứu sáng chế và khai thác công nghệ do TS. Phạm Ngọc Hiếu đứng đầu đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu phát triển các giải pháp khai thác cơ sở dữ liệu sáng chế trong lĩnh vực cơ khí chế tạo”.
Các giải pháp mà đề tài đề xuất nhằm phục vụ khai thác cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực cơ khí chế tạo bao gồm:
1. Xây dựng website
Website của hệ thống sẽ được xây dựng trên nền tảng ASP.NET và Angular Js và hệ cơ sở dữ liệu SQL Server 2012. Website được xây dựng theo chuẩn SPA (Single Page Application) không còn hiệu ứng load trang chậm gây khó chịu cho người dùng. ASP.NET là một nền tảng được Microsoft xây dựng với nhiều thư viện được tích hợp giúp cho các lập trình viên xây dựng một website một cách dễ dàng đồng thời cho giúp hệ thống tăng tính bảo mật. Để quản trị cơ sở dữ liệu của hệ thống, chúng tôi sử dụng SQL Server 2012. SQL Server 2012 cũng là một sản phẩm phần mềm của Microsoft tương thích rất tốt với nền tảng ASP.NET làm tăng hiệu suất của hệ thống lên mức tốt đa đồng thời SQL Server 2012 có độ bảo mật cao;
2. Xây dựng phần mềm tự động cập nhật dữ liệu
Nguồn dữ liệu sáng chế rất lớn và được bổ sung cập nhật thường xuyên, do vậy việc cập nhật các sáng chế mới vào cơ sở dữ liệu (CSDL) bằng các phương pháp thủ công là một giải pháp khó khăn và tốn nhiều thời gian đôi khi dữ liệu thêm vào không đồng nhất, gây nhiều sai sót trong quá trình khai thác. Vì vậy nhóm nghiên cứu đã phát triển một phần mềm có thể tự động cập nhật dữ liệu sáng chế vào cơ sở dữ liệu của hệ thống dựa vào các dữ liệu khai thác được trên Internet. Phần mềm được viết bằng ngôn ngữ C#, tích hợp các chức năng như xử lý excel, xử lý file xml, tự động download, tự động giải nén, tự động cập nhật vào cơ sở dữ liệu;
3. Xây dựng cơ sở dữ liệu
CSDL được thiết kế một cách tốt ưu, đầy đủ. Giúp cho hệ thống hoạt động với hiệu suất cao nhất khi truy vấn và thêm mới, cập nhật dữ liệu. Sau quá trình phân tích và thiết kế nêu trên, nhóm nghiên cứu đã phát triển thành công hệ thống quản lý và khai thác CSDL sáng chế. Hệ thống triển khai thành công chức năng t m kiếm và lọc kết quả với nhiều tiêu chí, nhiều toán tử khác nhau. Tốc độ 2 tìm kiếm dưới 1 phút cho 1 triệu bản ghi. Kết quả tìm kiếm được lọc theo nhiều tiêu chí (Applicants, Main IPC Analysis, Issued/Pub. Year Analysis, Country Analysis) và hiển thị theo nhiều dạng khác nhau nhằm tạo ra sự thuận tiện nhất cho người dùng trong quá trình tìm kiếm các sáng chế cần quan tâm.
Kết quả quan trọng nhất của nghiên cứu này là chức năng phân tích các sáng chế trong bộ cơ sở dữ liệu theo các bộ tiêu chí khác nhau, bao gồm kết quả phân tích sáng chế theo quốc gia (bản đồ sáng chế), theo phân loại quốc tế IPC, theo năm và theo chủ sở hữu sáng chế. Chức năng tự động cập nhật dữ liệu sáng chế mới, được thiết kế thành module riêng, cho phép đặt lịch cập nhật dữ liệu theo thời gian cho trước.
Như vậy, nhóm đề tài đã thiết kế và xây dựng được hệ thống quản lý và khai thác sáng chế với bộ cơ sở dữ liệu sáng chế trong ngành cơ khí chế tạo chứa khoảng 13.000 bản ghi. Hệ thống phần mềm có các chức năng tự động download và cập nhật dữ liệu sáng chế, tìm kiếm, cập nhật, backup, lưu trữ lỗi hệ thống, cấu hình hệ thống, cung cấp các chức năng thống kê khai thác dữ liệu sáng chế theo nhiều bộ tiêu chí khác nhau. Trong tương lai nhóm đề tài sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống, phát triển thêm các chức năng mới như cung cấp các dịch vụ khai thác sáng chế cho người dùng, phát triển các tiện ích tìm kiếm và khai thác sáng chế trên điện thoại thông minh, mở rộng CSDL sáng chế cho các lĩnh vực khác.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 16657/2019) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
P.T.T (NASATI)