Nghiên cứu, rà soát và sửa đổi các quy chuẩn kỹ thuật về thiết bị thông tin vô tuyến (QCVN 18:2014/BTTTT và QCVN 65:2013/BTTTT)
Cập nhật vào: Thứ năm - 29/04/2021 10:38
Cỡ chữ
Tại Việt Nam, các thiết bị vô tuyến bắt buộc phải công bố hợp quy về EMC. Cục Viễn thông thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan đảm trách nhiệm vụ này. Trung tâm đo kiểm thuộc Cục Tần số thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, các phòng đo kiểm được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép đo kiểm các chỉ tiêu về phát xạ và miễn nhiễm liên quan EMC. Bộ Thông tin và Truyền thông mới ban hành QCVN 118:2018/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tương thích điện từ cho thiết bị đa phương tiện - Yêu cầu phát xạ” để kết hợp với QCVN 18:2014/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin vô tuyến điện” cũng như các QCVN khác về EMC để tạo thành một hệ thống tài liệu đầy đủ và cập nhật về EMC.
Nhằm nghiên cứu, đánh giá các vấn đề liên quan đến điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi Quy chuẩn Việt Nam về Thiết bị Truy nhập Vô tuyến băng tần 5 GHz (QCVN 65:2013/BTTTT), nhóm đề tài do ThS. Nguyễn Phi Hùng, Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, rà soát và sửa đổi các quy chuẩn kỹ thuật về thiết bị thông tin vô tuyến (QCVN 18:2014/BTTTT và QCVN 65:2013/BTTTT)”
Sau một thời gian triển khai, nhóm đề tài đưa ra các kết luận như sau:
1. Về Quy chuẩn Việt Nam QCVN 18:2014/BTTTT
- Đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng việc áp dụng QCVN 18:2014/BTTTT về tương thích điện từ (EMC) đối với thiết bị vô tuyến điện; rà soát các vấn đề về công nghệ liên quan và thử nghiệm ở Việt Nam Tại Việt Nam, các thiết bị vô tuyến bắt buộc phải công bố
- Đã Nghiên cứu tình hình tiêu chuẩn hóa về tương thích điện từ (EMC) đối với thiết bị vô tuyến tại Việt Nam và trên thế giới thuộc phạm vi quy chuẩn QCVN 18:2014/BTTTT
+ Tại Việt Nam:
Các tiêu chuẩn và quy chuẩn đều được xây dựng bằng hình thức chấp thuận áp dụng nguyên vẹn các tiêu chuẩn của IEC, ITU-T và ETSI. Các tiêu chuẩn này được Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành dưới dạng các tiêu chuẩn và quy chuẩn quốc gia.
QCVN 118:2018/BTTTT; QCVN 18:2014/BTTTT : hai quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành được nhóm thực hiện tìm hiểu để có được sự phù hợp cũng như cách xây dựng đề tài ĐT.015/18
+ Trên thế giới
Các khuyến nghị của ITU không đưa ra các yêu cầu cụ thể cũng như phương pháp đo kiểm cho riêng từng loại thiết bị mà chỉ quy định các đặc tính kỹ thuật chung cho thiết bị vô tuyến. Các tiêu chuẩn của ITU là tài liệu tham chiếu của các tiêu chuẩn khác. Trên cơ sở nghiên cứu và thống nhất các yêu cầu, hiện nay ITU-R đã hoàn thành khá đầy đủ các khuyến nghị liên quan đến phát xạ.
Các tiêu chuẩn về EMC của IEC rất đầy đủ và có hệ thống. Các tiêu chuẩn của các tổ chức khác thường tham chiếu đến các tài liệu của IEC.
Bộ tiêu chuẩn ETSI EN 301 489 là bộ tiêu chuẩn về yêu cầu tương thích điện từ cho thiết bị vô tuyến. Bộ tiêu chuẩn ETSI EN 301 489 gồm nhiều phần. Trong bộ tiêu chuẩn EN 301 489, tiêu chuẩn EN 301 489-1 phù hợp với mục tiêu của đề tài.
2. Về quy chuẩn Việt Nam QCVN 65:2013/BTTTT
- Đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng việc áp dụng QCVN 65:2013/BTTTT về thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz Tại Việt Nam, các thiết bị thông tin vô tuyến bắt buộc phải chứng nhận hợp quy về thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz.
- Đã nghiên cứu tình hình tiêu chuẩn hóa về thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5GHz trong phạm vi điều chỉnh của QCVN 65:2013/BTTTT
+ Băng tần 5 GHz là băng tần phổ biến thứ hai (sau băng 2,4 GHz) dành cho các thiết bị vô tuyến cố định. So với băng 2,4 GHz, việc sử dụng các thiết bị vô tuyến ở băng 5 GHz có nhiều ưu thế hơn
+ Tài liệu tham chiếu của ETSI: Sau khi phân tích cụ thể, nhóm đề tài nhận thấy Quy chuẩn hiện tại còn hạn chế khá nhiều do các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Vì vậy, thay vì sửa đổi, bổ sung, đề tài thực hiện điều chỉnh toàn diện, đưa mới nhiều nội dung với mục tiêu xây dựng Quy chuẩn mới đầy đủ, thực tế và cập nhật.
+ Các sửa đổi, điều chỉnh phần quy định kĩ thuật: Đề tài đề xuất điều chỉnh tần số được sử dụng trong Quy chuẩn thay thế sẽ là: Từ 5150-5350 MHz: sử dụng các tần số từ 5160 MHz đến 5340 MHz (giống ETSI); Từ 5470-5850 MHz: sử dụng các tần số từ 5745 MHz đến 5825 MHz (giữ nguyên so với Quy chuẩn hiện tại). Ngoài ra, đề tài điều chỉnh lại yêu cầu về dung sai tần số, độ lệch tần số danh định như trong tài liệu tham chiếu.
+ Tính năng DFS: Do thực tế áp dụng Quy chuẩn hiện tại chưa gặp vấn đề về nhiễu nên Đề tài chưa thực hiện bổ sung phần tính năng DFS vào Quy chuẩn.
+ Tính năng thích nghi: Đề tài thực hiện bổ sung theo tài liệu tham chiếu mới.
+ Đặc tính chặn ở máy thu: Đây cũng là tính năng mới được bổ sung trong tài liệu tham chiếu so với phiên bản trước để đảm bảo sự phát triển hài hòa của hệ thống.
+ Điều chỉnh phần phương pháp đo: Do bổ sung, điều chỉnh các qui định kĩ thuật đã nói ở trên, đề tài thực hiện bổ sung, điều chỉnh phần phương pháp đo tương ứng.
Như vậy, đề tài đã xác định và chỉ ra các nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn tới các hạn chế của Quy chuẩn Việt Nam về Thiết bị Truy nhập Vô tuyến băng tần 5 GHz (QCVN 14 65:2013/BTTTT hiện hành. Đồng thời, đề tài đã thực hiện điều chỉnh và cập nhật một cách đầy đủ, toàn diện các nội dung trong Quy chuẩn hiện tại.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 15762/2018) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
P.T.T (NASATI)