Nghiên cứu, tổ chức tối ưu mạng lưới bưu chính và ứng dụng tại VNPost
Cập nhật vào: Thứ tư - 07/04/2021 11:10 Cỡ chữ
Trong những năm qua, đứng trước sự suy giảm của thị trường dịch vụ bưu chính do tác động của sự phát triển của công nghệ, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) cũng không nằm ngoài sự suy giảm chung này. Kể từ khi thành lập vào năm 2008 đến nay, VNPost đã thực hiện nhiều chương trình đổi mới bưu chính với nỗ lực mở rộng sản xuất kinh doanh đồng thời khẳng định vị thế trên thị trường dịch vụ bưu chính chuyển phát trong nước và quốc tế. Để đáp ứng được sản lượng dịch vụ ngày càng tăng, mạng lưới bưu chính của Tổng công ty cũng được quy hoạch, đầu tư nâng cấp. Tuy nhiên, đến nay tổ chức sản xuất của Tổng công ty vẫn được duy trì trên nền tảng đã được thiết lập từ nhiều năm trước do vậy các chương trình cải tiến vẫn chưa được thực hiện đồng bộ, ứng dụng công nghệ mới vẫn còn hạn chế dẫn đến năng suất lao động cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa có sự đột phá.
Trước thực trạng trên, việc nghiên cứu, tổ chức tối ưu mạng lưới bưu chính và kinh nghiệm phát triển bưu chính của các nước trên thế giớisẽ giúp cho VNPost xây dựng được mô hình phát triển mạng lưới phù hợp trong dài hạn nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược đã đề ra. Vì vậy, TS. Phạm Anh Tuấn, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, tổ chức tối ưu mạng lưới bưu chính và ứng dụng tại VNPost” nhằm xác định mô hình phát triển mạng lưới nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thông qua quy hoạch mạng lưới và tối ưu hóa việc tổ chức vận hành mạng lưới bưu chính.
Sau một thời gian triển khai, nhóm đề tài đã đưa ra được các giải pháp sau:
1. Về xây dựng mô hình hiện đại hóa sản xuất bưu chính
Để đáp ứng quy mô sản xuất kinh doanh theo định hướng phát triển, Tổng công ty sẽ thực hiện tối ưu mạng lưới bưu chính theo Mô hình hiện đại hóa bưu chính như hình sau:
- Quá trình hoạt động chuyển phát khi ứng dụng máy chia chọn tự động: Khi ứng dụng máy chia chọn tự động, quá trình cung cấp dịch vụ bưu chính sẽ phân chia thành 5 hoạt động chính: thu gom, chia chọn ngoài, vận chuyển, chia chọn trong, giao nhận
2. Lộ trình triển khai mô hình hiện đại hóa sản xuất bưu chính
- Giai đoạn 1 (từ năm 2019 đến 2020): Thực hiện hợp lý hóa tổ chức sản xuất mạng bưu chính.
- Giai đoạn 2 (từ năm 2021 đến 2025): Từng bước tối ưu hóa mạng lưới bưu chính.
Theo lộ trình trên, dự kiến đến năm 2020 Tổng công ty sẽ hoàn thành cơ bản bước tập trung hóa chia chọn, đồng thời với việc hoàn thành kế hoạch đầu tư, xây dựng mới các Trung tâm khai thác vùng. Đến năm 2021, Tổng công ty tiếp tục thực hiện giai đoạn tự động hóa hoạt động khai thác, chia chọn tại các trung tâm khai thác vùng. Trong tiến trình tiếp theo của quá trình hiện đại hóa sản xuất bưu chính, các bước triển khai được thực hiện đồng thời nhằm hoàn thiện đồng bộ hoạt động sản xuất kinh doanh bưu chính. Tổng công ty dự kiến đến năm 2025, hoạt động chuyển phát của VNPost cơ bản được thực hiện linh hoạt nhưng đảm bảo tối ưu nguồn lực, nâng cao chất lượng dịch vụ.
3. Các giải pháp thực hiện
- Chuẩn hóa bưu gửi để ứng dụng máy chia chọn tự động
- Ứng dụng mã bưu chính xây dựng hệ thống mã chia
- Công đoạn thu gom, nhận gửi
- Công đoạn khai thác
- Công đoạn phát
- Ứng dụng công nghệ thông tin
Hiệu quả của các giải pháp tại Trung tâm khai thác vận chuyể (KTVC) miền Nam rất rõ nét: Tiết kiệm chi phí nhân công so với khai thác thủ công. Tăng chất lượng tại công đoạn khai thác so với chia chọn thủ công. Rút ngắn thời gian hoàn thành một giao dịch dịch vụ bưu chính. Rút ngắn thời gian thu gom tại Bưu điện Văn hóa xã. Tăng tần suất thu gom tại địa chỉ khách hàng. Rút ngắn thời gian khai thác bưu gửi tại Trung tâm KTVC vùng có máy chia chọn tự động so với khi chưa ứng dụng máy chia. Rút ngắn thời gian khai thác bưu gửi tại các Trung tâm KTVC vùng không có máy chia chọn. Rút ngắn thời gian khai thác tại Trung tâm KTVC tỉnh/TP. Rút ngắn thời gian lưu giữ bưu gửi chờ lưu thoát tại Trung tâm KTVC tỉnh/TP. Rút ngắn thời gian giao nhận với xe thư. Rút ngắn thời gian vận chuyển trên tuyến đường thư cấp 1. Rút ngắn thời gian khai thác tại bưu cục và chờ giao bưu tá. Sản lượng phát bình quân năm 2018 tăng 4% so với sản lượng phát bình quân năm 2017, thời gian bưu tá ra đường sớm hơn từ 20 - 30 phút. Các chỉ tiêu chất lượng cho thấy rút ngắn thời gian chuyển phát bình quân bưu gửi thực tế. Giảm tỷ lệ bưu gửi bị vỡ hỏng trên các tuyến đường thư trục và đường thư cấp 1.
Như vậy, Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để VNPost ứng dụng trong tổ chức sản xuất bưu chính, sử dụng hợp lý các nguồn lực, từng bước tổ chức mạng lưới khoa học, ứng dụng công nghệ tiên tiến giảm tác nghiệp thủ công và tác nghiệp thừa, nâng cao năng suất lao động. cải thiện, đáp ứng nhu cầu khách hàng trong bối cảnh thị trường chuyển phát cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 15732/2018) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
P.T.T (NASATI)
thị trường, bưu chính, tác động, phát triển, công nghệ, tổng công ty, bưu điện, thành lập, thực hiện, chương trình, nỗ lực, sản xuất, kinh doanh, khẳng định, quốc tế, sản lượng, ngày càng, mạng lưới, quy hoạch, tuy nhiên, tổ chức