Giấc ngủ trưa như nào là tốt cho sức khỏe?
Cập nhật vào: Thứ tư - 18/05/2022 15:13
Cỡ chữ
Sau một buổi sáng làm việc mệt mỏi, một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa có thể giúp bạn phục hồi năng lượng, tiếp tục chiến đấu cho buổi chiều, không chỉ giúp nâng cao hiệu suất, tăng sự tỉnh táo mà còn cải thiện tâm trạng của bạn.
Một số nghiên cứu cho thấy, việc chợp mắt vào buổi trưa có thể hoạt động hiệu quả như một giấc ngủ đêm trong việc nâng cao nhận thức và giác quan, giúp tăng năng suất và hiệu suất trong công việc giống như khi bắt đầu ngày mới. Như vậy, ngủ trưa mang lại lợi ích cho cơ thể mỗi chúng ta.
Sau bữa trưa, bạn có thể chợp mắt một chút sẽ cải thiện hệ tiêu hóa bởi nó giúp cơ thể được thư giãn toàn bộ năng lượng tập trung vào việc tiêu hóa thức ăn đồng thời hấp thụ các chất dinh dưỡng lưu thông khắp cơ thể. Nhờ đó có thể ngăn ngừa được một số vấn đề như hội chứng ruột kích thích (IBS), táo bón và mụn trứng cá; Giảm đầy hơi do bạn ăn quá nhanh, hay do lợi thực phẩm nạp vào cơ thể do thúc đẩy quá trình tiêu hóa giúp bạn tránh được cảm giác khó chịu do ăn quá no vào buổi trưa.
Một giấc ngủ ngắn khoảng 30 phút trong khoảng từ 1h chiều đến 3h chiều cùng với việc tập luyện thể dục hợp lý ở ban ngày sẽ cải thiện chất lượng giấc ngủ vào ban đêm. Đồng thời giúp cải thiện tâm trạng, khơi dậy nguồn sáng tạo, khôi phục trí nhớ. Nếu như cơ thể bạn đang gặp những vấn đề bất thường ở nội tiết tố nào thì việc ngủ sau bữa trưa sẽ giúp cải thiện điều đó.
Để có một giấc ngủ trưa mang lại lợi ích cho sức khỏe chúng ta nên có những khoảng thời gian ngủ thích hợp và tránh lạm dụng. Theo các chuyên gia, một giấc ngủ ngắn trong 10-20 phút thực sự mang lại hiệu quả. Quá trình này sẽ giúp cơ thể được nghỉ ngơi, từ đó giảm căng thẳng, tăng cường sự tập trung và năng suất làm việc.
Trong các nghiên cứu y học, ngủ trưa khoảng 60 phút mỗi ngày có thể giảm 30% tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành. Nhưng những sai lầm khi ngủ trưa cũng có thể gây hại và dẫn đến đột quỵ bạn cần tránh.
- Ngủ luôn sau khi ăn quá no: Thức ăn sau khi ăn cần được hấp thụ và tiêu hóa nên phần lớn lượng máu trong cơ thể phải dồn về dạ dày, làm giảm lượng máu cung cấp lên não. Điều này ảnh hưởng đến không nhỏ đối với những người trung niên và cao tuổi, người mắc các bệnh về tim mạch, mạch máu não như cao huyết áp, mạch vành thì càng nguy hiểm hơn. Do đó, sau khi ăn xong bạn không được đi ngủ ngay mà nên ngồi ngủ khoảng 30 phút trước khi ngủ trưa.
- Thời gian ngủ quá dài: Nếu như giấc ngủ trưa vượt quá 60 phút, thần kinh não sẽ rơi vào trạng thái ức chế, làm giảm lượng máu lên não, quá trình trao đổi chất trong cơ thể cũng chậm lại. Đó là nguyên nhân khiến khi ngủ dậy sẽ bị chóng mặt, nhức đầu và các cảm giác khó chịu, cả người mệt mỏi hơn thay vì trạng thái tinh thần phấn chấn mà giấc ngủ trưa ngắn mang lại.
- Chọn chỗ nằm không thoải mái: Khi ngủ bạn nằm gục trên bàn làm việc hay dựa và ghế sofa để chợp mắt làm tăng gánh nặng cho cột sống cổ và tăng khả năng bị thoái hóa đốt sống cổ. Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu não, làm tăng chóng mặt, đau đầu và các cảm giác khó chịu khác, điều này đều không có lợi cho sức khỏe. Nếu bạn nằm sấp khi ngủ không chỉ chèn ép nhãn cầu, tăng cảm giác khó chịu cho mắt mà còn chèn ép lồng ngực, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, gây khó chịu như tê tay.
- Trước khi ngủ ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ: Việc tiêu thụ quá nhiều đồ ăn dầu mỡ sẽ khiến máu bị đặc, độ nhớt của máu tăng cao có thể xảy ra một số tai biến về tim mạch và mạch máu não trong thời gian ngủ trưa. Để làm giảm tình trạng này, bạn cần uống một cốc nước đun sôi sau giờ ngủ trưa để làm loãng máu và thúc đẩy quá trình lưu thông máu, bảo vệ sức khỏe.
Trần Mỹ Hương (NASATI), tổng hợp, 5/2022