Nhật Bản: Công bố điều tra thăm dò ý kiến về sự hài lòng của cộng đồng nghiên cứu khoa học
Cập nhật vào: Thứ tư - 31/07/2019 14:39
Cỡ chữ
Viện Chính sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NISTEP) mới đây đã công bố kết quả của một cuộc thăm dò ý kiến về tổ chức khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo hiện tại ở Nhật Bản để đánh giá mức độ hài lòng của các nhà nghiên cứu và các chuyên gia khoa học.
Cuộc khảo sát này dành cho hơn 2.100 nhà nghiên cứu, bao gồm chủ tịch, giáo sư và người đứng đầu trong các trường đại học, các nhà nghiên cứu cấp cao từ các viện nghiên cứu, người đứng đầu các dự án quốc gia lớn và 700 chuyên gia, các nhà công nghiệp và các cơ quan tài trợ. Cuộc thăm dò nhằm mục đích theo dõi mức độ hài lòng của cộng đồng khoa học đối với hệ thống tổ chức khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở nước này.
Theo đó, những yếu tố cần lưu ý từ báo cáo này là sự gia tăng số lượng các nhà nghiên cứu xem xét môi trường nghiên cứu không đủ phát triển. Ngân sách được phân bổ cho khoa học và công nghệ cũng được coi là quá thấp để trang trải chi phí nghiên cứu và nguồn nhân lực, bao gồm cả việc sử dụng nhân viên hỗ trợ hành chính trong nghiên cứu.
Liên quan đến nghiên cứu cơ bản, mức độ hài lòng của các nhà nghiên cứu và đổi mới đã xấu đi đáng kể. Các phản ứng phản ánh sự thiếu kết nối giữa nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, điều này cản trở đổi mới sáng tạo. Những người trả lời đánh giá nghiêm túc mức độ đầu ra khoa học của Nhật Bản, đặc biệt là các ấn phẩm có tác động cao.
Các nhà khoa học cũng tỏ ra lo ngại về ngân sách tài trợ cho các trường đại học quốc gia đã giảm trong 12 năm qua. So sánh ngân sách công cho khoa học và công nghệ theo phần trăm GDP, Nhật Bản đứng sau Hàn Quốc (1,21%), Trung Quốc (1,02%), Đức (0,88%) và Mỹ (0,80%). Kết quả là, việc tuyển dụng các nhà nghiên cứu lâu dài đã trở nên khó khăn. Tình hình việc làm, đặc biệt là giữa các nhà nghiên cứu trẻ có kinh nghiệm, đã không cải thiện nhiều.
Cuộc khảo sát nhấn mạnh sự cần thiết cho các trường đại học sử dụng các nhà nghiên cứu lâu dài để họ có thể duy trì hoạt động của họ sau 5 năm. Các nguồn tài trợ như thu nhập được tạo ra trong quá trình hợp tác đại học - ngành công nghiệp, quyên góp, tài trợ đám đông, vv, càng ngày càng được yêu cầu nhiều hơn.
Song song với cuộc khảo sát, báo cáo đã cải thiện hệ thống tuyển dụng và khuyến khích các nhà nghiên cứu nữ trong sự nghiệp khoa học ở các trường đại học và các viện nghiên cứu công. Tỷ lệ phụ nữ trong nghiên cứu đạt 15,7% trong năm 2017, tăng 2,7 điểm trong 10 năm.
Mặt khác, cuộc thăm dò cho thấy nỗi lo lắng của các giáo sư và nhà nghiên cứu tại trường đại học, viện nghiên cứu công về tương lai nghiên cứu ở Nhật, do sự bất ổn về số lượng các nhà nghiên cứu trẻ. Do vậy, sự hỗ trợ của chính phủ sẽ là không thể thiếu, ngoài những nỗ lực mà mỗi trường đại học sẽ phải làm, để vượt qua những khó khăn này.
NASATI, theo Diplomatie scientifique (https://www.diplomatie.gouv.fr)