Sử dụng tư vấn khoa học trong việc thiết kế các chính sách ứng phó với đại dịch COVID-19
Cập nhật vào: Thứ năm - 18/11/2021 03:40 Cỡ chữ
Khoa học đang là một phần phản ứng của chính sách đối với đại dịch COVID-19 và cung cấp hy vọng lớn nhất về một giải pháp lâu dài. Các nhà hoạch định chính sách cũng phải tìm đến các chuyên gia để được tư vấn. Ở một số quốc gia, giới lãnh đạo chính trị thậm chí còn giao nhiều trách nhiệm truyền đạt và giải thích các lựa chọn chính sách của mình cho các chuyên gia khoa học.
Các hệ thống thường trực khác nhau được thiết lập để cung cấp tư vấn khoa học cho các nhà hoạch định chính sách, thường được bổ sung bằng các cơ chế đặc biệt trong thời gian khủng hoảng. Trong khi hầu hết các nước OECD dựa vào chuyên môn của quốc gia, thì nhiều nền kinh tế kém phát triển hơn lại dựa nhiều hơn vào các nguồn tư vấn quốc tế. Khi đại dịch phát triển, các yêu cầu về tư vấn khoa học ngày càng được phân chia theo các quy mô địa lý - địa phương, quốc gia và quốc tế.
Trên thực tế, bằng chứng khoa học trong thông báo phản ứng chính sách đối với COVID-19 thường là không đầy đủ và có điều kiện: khi nhiều dữ liệu được thu thập, hiểu biết khoa học về COVID-19 sẽ thay đổi. Đặc điểm này là một thách thức đối với cộng đồng khoa học, vào thời điểm mà các nhà hoạch định chính sách và công chúng mong có sự đảm bảo và chắc chắn. Khó đạt được sự đồng thuận, việc truyền đạt những điều không chắc chắn và những quan điểm thay thế có thể làm giảm sự tin tưởng vào tư vấn khoa học và các chính sách liên quan. Trong những trường hợp như vậy, những người đưa ra lời tư vấn cần được hỗ trợ bởi một hệ thống tư vấn khoa học hiệu quả trong nước (và quốc tế) tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản. Việc chú ý đến các nguyên tắc này sẽ vừa nâng cao hiệu quả và chất lượng của các tư vấn khoa học được cung cấp, vừa giúp đảm bảo sự tin cậy cần thiết giữa các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và công chúng.
Các nguyên tắc cho một hệ thống tư vấn khoa học hiệu quả và đáng tin cậy bao gồm quy trình tư vấn khoa học hiệu quả và đáng tin cậy:
(1) Có một quyền hạn rõ ràng, với các vai trò và trách nhiệm được xác định, bao gồm:
- Xác định, phân định rõ ràng giữa các chức năng và vai trò tư vấn so với ra quyết định;
- Vai trò và trách nhiệm cần được xác định, và kiến thức chuyên môn cần thiết để truyền thông;
- Có sự xác định trước về vai trò pháp lý và trách nhiệm pháp lý của tất cả các cá nhân và tổ chức liên quan;
- Có sự hỗ trợ cần thiết về thể chế, hậu cần và nhân sự liên quan đến nhiệm vụ được giao.
(2) Thu hút các bên liên quan, gồm các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan khác nếu cần. Các nội dung cần chú ý bao gồm:
- Sử dụng một quy trình minh bạch để tham gia và tuân theo các thủ tục nghiêm ngặt nhằm tuyên bố, xác minh và xử lý các xung đột lợi ích;
- Thu hút tất cả các chuyên môn khoa học cần thiết trong các lĩnh vực để giải quyết vấn đề trong tầm tay;
- Cân nhắc rõ ràng về việc liệu và làm thế nào để thu hút các chuyên gia phi khoa học hoặc các bên liên quan trong xã hội dân sự tham gia vào việc định khung hoặc đưa ra lời khuyên;
- Xây dựng các phương thức hữu hiệu cần thiết để trao đổi thông tin kịp thời và phối hợp với các đối tác trong nước và quốc tế.
(3) Đưa ra lời khuyên/tư vấn đúng đắn, không thiên vị và hợp pháp. Lời tư vấn như vậy nên:
- Dựa trên bằng chứng khoa học tốt nhất hiện có;
- Đánh giá rõ ràng và thông báo những điều không chắc chắn về mặt khoa học;
- Được bảo vệ khỏi sự can thiệp của chính trị (và các nhóm lợi ích khác);
- Được đưa ra và sử dụng một cách minh bạch và có trách nhiệm.
P.A.T (NASATI), theo Science, Technology and Innovation Outlook 2021: Times of Crisis and Opportunity, OECD