Thiết bị kiểm tra nước mới
Cập nhật vào: Thứ ba - 23/04/2019 23:31
Cỡ chữ
Thông thường, khi cần kiểm tra kim loại độc hại trong nước, mẫu nước cần phải gửi đến phòng thí nghiệm. Và trong khi phương pháp kiểm tra di động, cũng có một số hạn chế. Các nhà khoa học đến từ Singapore vừa giới thiệu một thiết bị mới được cho là hoạt động tốt hơn - bằng cách sao chép quá trình diễn ra trong cơ thể con người. Khi một người bị nhiễm độc bởi kim loại nặng như thủy ngân, asen hoặc chì, thông thường bác sĩ sẽ tiêm chất chelating vào máu. Hóa chất này liên kết với các ion kim loại, khiến chúng trơ ra và đánh dấu chúng để bài tiết ra khỏi cơ thể.
Nghiên cứu mới này được thực hiện bởi Giáo sư Yong Ken-Tye và Giáo sư Tjin Swee Chuan đến từ Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore, đã áp dụng nguyên tắc tương tự cho thiết bị nguyên mẫu này. Họ đã kết hợp với một cảm biến sợi quang, có phủ chất chelating. Khi một mẫu nước được đưa vào, những ion kim loại nặng có trong nước đó sẽ liên kết với tác nhân, làm dịch chuyển quang phổ của tia laze chiếu qua sợi quang. Một bộ vi xử lý tích hợp phân tích sự thay đổi về phổ, xác định loại và nồng độ kim loại gây ra nó.
Khi kiểm tra mẫu nước chỉ mất khoảng 5 phút và cần một vài giọt nước. Thiết bị có khả năng phát hiện tổng cộng tới 24 loại kim loại - nhiều gấp đôi so với các cảm biến cầm tay khác. Các nhà khoa học cũng lưu ý rằng một số thiết bị cầm tay khác yêu cầu trộn dung dịch đệm với nước trước khi thử nghiệm hoặc chúng kết hợp các dải thử nghiệm thay đổi màu sắc có thể diễn giải theo từng người dùng. Hiện nay sản phẩm đang được thương mại hóa. Cùng với việc sử dụng nó trong thiết bị cầm tay, hệ thống cảm biến cũng có thể được tích hợp vào các nhà máy xử lý nước đô thị hoặc thậm chí hệ thống lọc nước gia đình.
Đ.T.V (NASATI), theo https://newatlas.com/heavy-metals-water-testing/59301/, 15/4/2019
thông thường, kiểm tra, kim loại, độc hại, phòng thí nghiệm, trong khi, phương pháp, di động, hạn chế, nhà khoa học, giới thiệu, thiết bị, hoạt động, sao chép, quá trình, cơ thể