Trung Quốc phóng vệ tinh mới để giám sát môi trường đại dương
Cập nhật vào: Thứ năm - 24/09/2020 10:49 Cỡ chữ
Ngày 21/9/2020, Trung Quốc đã phóng một vệ tinh giám sát đại dương mới lên quỹ đạo từ Trung tâm Phóng vệ tinh Jiuquan ở Tây - Bắc Trung Quốc. Một tên lửa Long March-4B mang theo vệ tinh Haiyang-2C (HY-2C), vệ tinh môi trường động lực học thứ ba của nước này, có thể cung cấp khả năng quan sát mọi thời tiết và suốt ngày đêm về chiều cao sóng, chiều cao mặt biển, gió và nhiệt độ.
Vệ tinh mới cung cấp thông tin về nhận dạng tàu thuyền, đồng thời nhận, lưu trữ và truyền dữ liệu đo đạc phao ở ngoài khơi và các khu vực biển khác của Trung Quốc. Được phát triển bởi Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc, HY-2C sẽ tạo thành một mạng lưới với HY-2B trước đó và HY-2D tiếp theo, dự kiến ra mắt vào năm tới, để thực hiện giám sát môi trường hàng hải với độ chính xác cao.
Theo nguồn tin từ Cục Không gian Quốc gia Trung Quốc, mạng lưới vệ tinh được lên kế hoạch sẽ có khả năng thực hiện 80% việc giám sát gió trên mặt biển của thế giới trong vòng sáu giờ.
Không giống như các vệ tinh trước đó, HY-2A và HY-2B - HY-2C sẽ được đặt trên quỹ đạo có độ nghiêng 66 độ, điều này sẽ tăng cường khả năng quay lại các trường gió một cách nhanh chóng.
Trung Quốc đã độc lập phát triển và phóng bảy vệ tinh Haiyang, được đặt tên theo từ tiếng Trung có nghĩa là "đại dương" và được gọi tắt là "HY". Nước này đã phóng vệ tinh giám sát đại dương đầu tiên của mình, HY-1A, vào ngày 15 tháng 5 năm 2002.
Mạng lưới tiếp theo của các vệ tinh HY-2 sẽ cung cấp hỗ trợ dữ liệu cho các ứng dụng cứu trợ thảm họa biển, khí tượng, giao thông vận tải và khoa học, đồng thời giúp nâng cao hơn nữa khả năng giám sát biển của nước này, tạo ra những lợi ích bền vững hơn, có thể dự đoán được. Năm 2019, tổng giá trị sản phẩm từ biển của Trung Quốc chiếm 9% GDP của nước này.
P.A.T (NASATI), theo News.cn, 9/2020