Hợp chất từ vi khuẩn có khả năng chống muỗi hiệu quả như DEEP
Cập nhật vào: Thứ sáu - 25/01/2019 10:28
Cỡ chữ
Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Wisconsin-Madison đã tạo ra các phân tử từ vi khuẩn có khả năng chống muỗi. Hợp chất mới được phát hiện này có tiềm năng sánh ngang DEEP, hóa chất phổ biến được sử dụng trong hầu hết các loại thuốc chống muỗi thương mại ở Hoa Kỳ. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Science Advances.
Trong các thử nghiệm tại lab, các phân tử này phát huy hiệu quả tương đương với DEET trong việc ngăn chặn muỗi Aedes aegypti mang mầm bệnh Zika, sốt xuất huyết và sốt vàng da khi chúng hút máu nhân tạo do các nhà khoa học tạo ra. Kết quả thử nghiệm cho thấy các hợp chất cũng có thể ngăn chặn hai loài muỗi khác, bao gồm: Anophele gambiae mang mầm bệnh sốt rét và Culex pipiens chứa virus West Nile.
Theo Susan Paskewitz, nhà côn trùng học tại trường Đại học Wisconsin-Madison và là đồng tác giả nghiên cứu, dù DEET được coi là an toàn để sử dụng cho người và có hiệu quả chống muỗi, nhưng không có nhiều tuyến phòng thủ chống côn trùng lan truyền bệnh.
Các phân tử được tạo ra bởi vi khuẩn là sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất của Xenorhabdus budORGensis, một loại vi khuẩn có mối quan hệ cộng sinh với loài tuyến trùng đất. Khi tuyến trùng tìm thấy côn trùng vật chủ như sâu bướm, nó sẽ chui vào và bài tiết vi khuẩn vào máu của vật chủ. Vi khuẩn làm suy yếu hệ miễn dịch của vật chủ và biến đổi phần bên trong thành chất dạng sệt, một loại sữa lắc từ vi khuẩn để nhanh chóng tiêu diệt vật chủ.
Các nhà đã phát hiện ra các hợp chất khác diệt côn trùng được tạo ra bởi các vi khuẩn khác cùng loại, nhưng đây là lần đầu tiên các hợp chất từ vi khuẩn được chứng minh là có thể đuổi muỗi trưởng thành.
Nhóm nghiên cứu đã nuôi cấy nhiều vi khuẩn, chiết xuất các phân tử do vi khuẩn tạo ra, sau đó, bổ sung các chất chiết xuất đó vào máu nhân tạo và quan sát hành động ăn của muỗi trong phòng thí nghiệm. (Nhóm nghiên cứu đã tạo ra các chất chiết xuất khác nhau bằng cách tách các phân tử theo tính chất vật lý của chúng). Hầu hết các chất chiết xuất đuổi muỗi hiệu quả ra khỏi thức ăn của chúng rất giàu các phân tử fabclavines.
Tiếp theo, nhóm nghiên cứu dự kiến nuôi cấy các vi khuẩn thiếu hụt gen để tạo ra chất fabclavines nhằm kiểm tra tác động thực sự của các hợp chất đó. Ngay cả khi đã đạt được mục tiêu này, thì sẽ cần một thời gian dài trước khi các phân tử được bao gói và sử dụng trong các chuyến đi cắm trại. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cần kiểm tra độc tính và xác nhận hiệu quả của các phân tử bên ngoài phòng thí nghiệm trong bối cảnh thế giới thực.
N.P.D (NASATI), theo https://www.sciencenews.org/article/bacteria-compound-may-be-good-deet-repelling-mosquitooes?tgt=nr, 1/2019