Trung Quốc nhận kết quả sớm 'đầy hứa hẹn' từ thử nghiệm vắc xin COVID-19
Cập nhật vào: Thứ sáu - 29/05/2020 15:44
Cỡ chữ
Một nghiên cứu mới của Trung Quốc cho thấy rằng có thể phát triển một loại vắc xin chống lại COVID-19 an toàn và tiềm năng, cho dù hiệu quả của mũi tiêm vẫn chưa rõ ràng.
Trong một bài báo đăng trên tờ The Lancet Friday, các nhà nghiên cứu Trung Quốc tiết lộ rằng vắc xin ứng cử viên của họ cho đến nay đã được thử nghiệm ở 108 người trưởng thành, khỏe mạnh độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi ở Vũ Hán, Trung Quốc, nơi đại dịch bắt đầu.
Có 1/3 số người tham gia được tiêm vắc xin liều thấp, 1/3 được tiêm liều trung bình và 1/3 được tiêm liều cao, được gọi là Ad5-nCoV. Không ai trong số này báo cáo các phản ứng nghiêm trọng với vắc-xin, mặc dù một số người bị đau ở chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi, đau đầu và đau cơ.
Trong vòng hai tuần sau khi tiêm vắc-xin, hệ thống miễn dịch của những người nhận được cả ba liều cho thấy một số mức độ đáp ứng miễn dịch với vi rút, hầu hết những người tham gia đã phát triển một loại kháng thể liên kết với vi-rút, nhưng không nhất thiết phải tấn công tiêu diệt nó. Một số người phát triển kháng thể trung hòa, có thể ngăn chặn virus.
Vấn đề chính là liệu vắc xin này hoặc các loại tương tự khác có thể tạo ra đủ các kháng thể trung hòa này để bảo vệ con người chống lại vi-rút hay không. Mức độ của kháng thể trung hòa - một loại kháng thể đặc biệt cần thiết để bảo vệ con người, tương đối thấp, hiện chưa ai biết mức độ nào mới bảo vệ được con người chống lại nhiễm SARS-CoV-2, loại virus gây ra COVID-19, Peter Jay Hotez, trưởng khoa y học nhiệt đới quốc gia, Trường Đại học Y Baylor, Houston cho biết.
Một lựa chọn khác của nhóm nghiên cứu sẽ là tăng cường hiệu quả của loại vắc xin này với loại vắc xin thứ hai.
Bruce Walker, giám đốc Viện Ragon của MGH, MIT và Harvard, nghiên cứu hệ thống miễn dịch và gần đây đã chuyển trọng tâm sang nghiên cứu COVID-19, cảm thấy rất thú vị khi thấy rằng vắc xin đã kích hoạt phản ứng miễn dịch. Tuy nhiên, các nhà điều tra phải giải thích thận trọng vì không biết mức độ nào cần thiết để bảo vệ con người chống vi rút.
Hiện có một số loại vắc xin khác nhau đang được thử nghiệm chống lại coronavirus gây ra COVID-19. Một trong thử nghiệm đó là vắc xin Adenovirus - vắc xin này sử dụng một loại vi-rút cúm yếu để đưa vật liệu di truyền đến các tế bào trong cơ thể. Những tế bào này sau đó tạo ra một loại protein được tìm thấy trên bề mặt của coronavirus, thúc đẩy hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể có thể nhận diện và tiêu diệt vi rút. Tuy nhiên thách thức với vắc xin Ad5-nCoV này là nó sử dụng Adenovirus 5 - một loại virus cảm lạnh thông thường.
Các loại vắc xin Adenovirus khác hiện đang được phát triển để chống lại COVID-19 sử dụng các loại vi rút cảm lạnh khác nhau bao gồm Ad26 và Vi rút tinh tinh. Khoảng 100 đội ngũ nghiên cứu trên toàn thế giới hiện đang phát triển vắc xin, bao gồm Moderna Therapeutics of Cambridge, Mass, và Oxford Vaccine Group, cũng đã báo cáo kết quả sớm từ thử nghiệm trên người.
Trong thử nghiệm mới được công bố này, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra các phản ứng bất lợi trong suốt một và bốn tuần sau khi tiêm vắc xin. Một người trong nhóm tiêm liều cao có triệu chứng mệt mỏi và đau cơ nghiêm trọng.
Thử nghiệm ở giai đoạn đầu này nhằm đảm bảo an toàn, cũng như đề xuất nên sử dụng liều nào cho các thử nghiệm ở giai đoạn sau xem xét lại mức độ an toàn và kỹ hơn về hiệu quả của vắc xin ở quy mô lớn hơn.
Trong một tuyên bố, Wei Chen, Viện Công nghệ sinh học Bắc Kinh, tác giả nghiên cứu cho biết: “Kết quả này đánh dấu một cột mốc quan trọng. Tuy nhiên, những kết quả này nên được giải thích thận trọng. Những thách thức trong việc phát triển vaccine Covid-19 là chưa từng có và khả năng kích hoạt các phản ứng miễn dịch này không hẳn sẽ chỉ ra rằng vaccine sẽ bảo vệ con người khỏi Covid-19”.
Công trình nghiên cứu này được tài trợ bởi Chương trình R&D trọng điểm quốc gia của Trung Quốc, Dự án lớn về khoa học và công nghệ quốc gia và CanSino Biologics.
P.T.T (NASATI), theo https://www.democratandchronicle.com/story/news/health/2020/05/22/covid-19-vaccine-trial-wuhan-china-met-cautious-optimism/5244245002/?fbclid=IwAR2O2EzDOTeeq_pNXTHLMSw9aHDuNpDnR03H1oUjx9-lgHatQEpgOAC12es, 22/5/2020
nghiên cứu, có thể, phát triển, an toàn, tiềm năng, hiệu quả