Ứng dụng kỹ thuật Multilocus Sequence typing (MLST) để mô tả đặc điểm dịch tễ học phân tử của các chủng vi khuẩn A. baumannii mang gen New Delhi Metallo- β-lactamase
Cập nhật vào: Thứ ba - 13/08/2019 22:49
Cỡ chữ
Nhóm nghiên cứu tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương do PGS.TS. Trần Như Dương làm chủ nhiệm, đã thực hiện đề tài: “Ứng dụng kỹ thuật Multilocus Sequence typing (MLST) để mô tả đặc điểm dịch tễ học phân tử của các chủng vi khuẩn A. baumannii mang gen New Delhi Metallo- β-lactamase phân lập được tại 3 bệnh viện của Hà Nội trong 5 năm (2010-2014)” trong thời gian từ năm 2015 đến 2016.
Kể từ lần đầu tiên phát hiện tại Mỹ vào năm 2004 đến nay, các chủng vi khuẩn đường ruột mang gen KPC đã phát hiện khắp nơi ở trên thế giới, phương thức lan truyền chủ yếu thông qua các plasmid mang gen KPC. Ở trong nghiên cứu này, bằng kỹ thuật Southernblotting đã phát hiện được nhiều chủng vi khuẩn có plasmid mang gen KPC, hầu hết các chủng K. pneumoniae mang plasmid có kích thước 50kb tuy nhiên chủng E. coli phân lập tại bệnh viện Việt Đức năm 2013 mang plasmid có kích thước 150kb mang gen KPC. Kết quả nghiên cứu khác ở trên thế giới cũng có kết quả tương tự. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh các plasmid mang gen blaKPC đóng vai trò qui định tính kháng carbapenem của các chủng vi khuẩn tại ba bệnh viện. Gen blaKPC có thể nằm trên nhiều loại plasmid có kích thước khác nhau và có khả năng các plasmid mang gen blaKPC đã được lan truyền trong các vi khuẩn cùng loài và vi khuẩn khác loài.
Vi khuẩn đa kháng kháng sinh là vấn đề nghiêm trọng tác động đến hệ thống chăm sóc sức khỏe của Việt Nam, trong đó gen blaKPC là một trong những tác nhân quan trọng hàng đầu giúp cho vi khuẩn kháng lại kháng sinh ở mức độ cao.
Đây là báo cáo đầu tiên về việc xác định plasmid mang gen blaKPC thuộc các chủng vi khuẩn phân lập tại ba bệnh viện từ năm 2010-2014. Nghiên cứu đã chứng minh được sự có mặt của gen blaKPC kháng carbapenem nằm trên các plasmid của vi khuẩn. Đây là một phát hiện quan trọng giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cơ chế kháng cũng như lan truyền gen kháng kháng sinh trong quần thể vi khuẩn đường ruột. Từ đó giúp cho các cơ quan chức năng đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm hạn chế sự lây lan của vi khuẩn kháng kháng sinh trong bệnh viện và cộng đồng.
Hiện tại 2 chủng vi khuẩn không có plasmid mang gen KPC tại bệnh viện Xanh Pôn đang tiếp tục được nghiên cứu để xác định chắc chắn gen KPC nằm trên chromosome của vi khuẩn. Trong nghiên cứu tiêp theo, các nhà khoa học sẽ thử nghiệm đánh giá khả năng truyền các plasmid mang gen NDM-1 từ các chủng vi khuẩn phân lập trên các bệnh phẩm lâm sàng ở mô hình phòng thí nghiệm đánh giá khả năng truyền các plasmid mang gen KPC1 từ cácchủng vi khuẩn phân lập trên các bệnh phẩm lâm sàng ở mô hình phòng thí nghiệm, qua đó sẽ hiểu rõ hơn về phương thức lan truyền của vi khuẩn mang gen KPC tại Việt Nam để từ đó sẽ giúp cho các nhà chuyên môn, các nhà quản lý cũng như các nhà hoạch định chính sách y tế trong việc định hướng đưa ra các giải pháp khống chế sự lây lan của vi khuẩn kháng carbapenem mang gen KPC trong bệnh viện và cộng đồng tại Việt Nam.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 13496/2017) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
N.T.T (NASATI)