ZTE và China Telecom phối hợp cho phép chẩn đoán coronavirus từ xa đầu tiên thông qua hệ thống chăm sóc sức khỏe mạng 5G
Cập nhật vào: Thứ bảy - 08/02/2020 10:26 Cỡ chữ
Tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông đa quốc gia của Trung Quốc (ZTE) và Tổng công ty Viễn thông Trung Quốc (China Telecom) đã thực hiện chẩn đoán từ xa virus corona nguy hiểm chết người đầu tiên tại Trung Quốc bằng cách sử dụng mạng 5G.
ZTE đã cung cấp, lắp đặt và tối ưu hóa toàn bộ hệ thống mạng 5G ngoài trời và trong nhà cùng với các thiết bị truyền thông khác cho Bệnh viện Tây Trung Quốc của Đại học Tứ Xuyên.
Các thiết bị này được dùng để phát mạng 5G trong nhà và hỗ trợ chẩn đoán bệnh qua video bệnh trực tuyến từ xa. Sắp tới, ZTE cũng triển khai mở rộng hệ thống này để cho phép các bệnh viện khác trong khu vực có thể sử dụng công nghệ này.
Sử dụng mạng 5G làm công cụ kết nối giữa bác sĩ với bệnh nhân có thể giúp làm giảm thiểu các rủi ro liên quan đến quá trình điều trị các căn bệnh chết người mà không làm ảnh hưởng đến tốc độ và chất lượng chăm sóc y tế bởi:
- Mạng 5G cung cấp đường truyền video có chất lượng cao, độ trễ thấp sẽ cho phép bác sĩ và chuyên gia y tế có được hình ảnh rõ ràng và biết rõ tình trạng của bệnh nhân mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp từ đó tránh được nguy cơ lây nhiễm. Các bệnh nhân ở các vùng nông thôn, những nơi có nguồn lực y bác sĩ hạn chế cũng có thể được điều trị bởi các chuyên gia, cho phép họ được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng dù bị xa cách về mặt địa lí. Cách chẩn đoán từ xa này cũng giúp nhiều bác sĩ, các chuyên gia y tế có thể dễ dàng điều trị cho một lượng lớn bệnh nhân ở các địa điểm khác nhau mà không cần phải di chuyển quá nhiều trong điều kiện hạn chế.
- Băng thông của mạng 5G rất cao đã hỗ trợ một lượng kết nối lớn cùng lúc nên cho phép nhiều bệnh nhân cần giúp đỡ được hỗ trợ đồng thời. Ước tính mạng 5G mà ZTE thiết lập cho bệnh viện Lei Shen Shan tại Vũ Hán có thể cho phép 25.000 người liên lạc với nhau cùng một lúc.
- Viễn thông đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe từ xa (telehealth). Thị trường chăm sóc sức khỏe từ xa trên toàn cầu có thể đạt hơn 130 tỷ USD vào năm 2025, tăng từ 38 tỷ USD vào năm 2018. Cơ hội lớn này đã thúc đẩy một loạt các công ty khởi nghiệp và nhà cung cấp y tế kế thừa áp dụng công nghệ telehealth. Tuy nhiên, để cung cấp thành công dịch vụ telehealth, các nhà cung cấp cần có đối tác cung cấp kết nối mạng có chất lượng cao và ổn định - 39% các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho biết rằng vùng phủ sóng của mạng trong bệnh viện là một thách thức.
Điều đó đã mang đến cho các nhà mạng viễn thông cơ hội đa dạng hóa nguồn thu của họ, đặc biệt là ở các thị trường di động đã bão hòa, nơi nhiều nhóm khách hàng di động mới đang bị thu hẹp. Tại Mỹ, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh đạt 85% vào năm 2018, tăng từ 82% vào năm 2017 và 77% năm 2016.
Để tận dụng được cơ hội, nhà mạng phải đảm bảo thiết bị và mạng của họ sẵn sàng cho các thách thức độc nhất vô nhị mà ngành y tế đặt ra. Ngành y tế sở hữu tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu nghiêm ngặt và nhà mạng cũng phải bảo đảm mạng, thiết bị của họ đáp ứng các tiêu chuẩn ấy. Từ đó, có thể nhanh chóng mở rộng quy mô trong trường hợp khẩn cấp mà dịch viêm phổi do chủng mới của virus corona gây ra là một ví dụ.
Để tận dụng tốt nhất cơ hội này, các nhà khai thác mạng phải đảm bảo thiết bị và mạng của họ luôn sẵn sàng cho những thách thức mà do ngành y tế đặt ra. Ngành y tế có các tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu nghiêm ngặt và các nhà mạng phải đảm bảo băng thông mạng và thiết bị của họ luôn sẵn sàng đáp ứng các tiêu chuẩn đề ra để từ đó có thể nhanh chóng mở rộng quy mô trong trường hợp khẩn cấp, và dịch bệnh viêm phổi do chủng mới của virus corona gây ra tại Trung Quốc hiện nay là một ví dụ.
P.T.T (NASATI), theo https://www.businessinsider.com/zte-china-telecom-build-5g-telehealth-system-for-coronavirus-2020-1?fbclid=IwAR1_aPBubWQ8wl6yUpgxf9v2xIiqhc, 29/1/2020