Nghiên cứu khoa học của Viện NLNTVN từ năm 2001 đến nay và đề xuất kế hoạch nghiên cứu của Viện NLNTVN giai đoạn 2016-2020
- Thứ ba - 17/09/2019 17:25
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Ngày 25/11/2009, Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận gồm 2 nhà máy với tổng công suất khoảng 4.000 MWe. Ngày 31/10/2010 và ngày 31/10/2011, Việt Nam và Liên bang Nga cùng với Nhật Bản đã lần lượt ký Hiệp định giữa 2 Chính phủ về hợp tác thực hiện dự án điện hạt nhân đầu tiên - Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 & 2. Hai dự án điện hạt nhân này dự kiến sẽ vận hành vào năm 2028 và 2029. Bên cạnh đó, Liên bang Nga sẽ giúp Việt Nam xây dựng một Trung tâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) hạt nhân với lò phản ứng nghiên cứu mới. Dự định xây dựng Trung tâm KH&CN hạt nhân được hình thành ngay sau khi Thủ tƣớng Chính phủ Việt Nam thỏa thuận hợp tác chính thức với Liên bang Nga về xây dựng nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) Ninh Thuận 1 trong chuyến thăm chính thức Liên bang Nga vào tháng 12 năm 2009.
Mục đích của Trung tâm là hỗ trợ dự án điện hạt nhân và chương trình điện hạt nhân của Việt Nam nói chung.
Nhằm tổng kết và đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện NLNTVN giai đoạn 2001-2015 và xây dựng kế hoạch khoa học công nghệ trong các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phục vụ phát triển điện hạt nhân và ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong giai đoạn 2016-2020, Viện NLNTVN đã triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu cấp Bộ “Tổng kết, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam từ năm 2001 đến nay và đề xuất kế hoạch nghiên cứu của Viện NLNTVN giai đoạn 2016-2020”. Để thực hiện nhiệm vụ này Viện NLNTVN đã tổ chức các hội thảo chuyên đề nhằm đánh giá các kết quả nghiên cứu khoa học của Viện NLNTVN giai đoạn 2001-2015 trong từng hướng chuyên môn khác nhau và đề xuất các hướng nghiên cứu cho giai đoạn 2016-2020.
Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:
Nhìn lại các hoạt động nghiên cứu của Viện NLNTVN giai đoạn 2001-2015 có thể thấy Viện NLNTVN đã triển khai khá toàn diện các hướng nghiên cứu từ nghiên cứu cơ bản đến nghiên cứu công nghệ và an toàn điện hạt nhân. Tuy nhiên các hướng nghiên cứu về công nghệ và an toàn điện hạt nhân mới chỉ bắt đầu. Lực lượng cán bộ trong các hướng nghiên cứu này còn mỏng và Viện NLNTVN chưa có các chuyên gia giỏi trong mỗi hướng nghiên cứu. Để phát triển chương trình điện hạt nhân đòi hỏi phải có đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật giỏi đủ năng lực tư vấn thiết kế nhà máy điện hạt nhân, an toàn hạt nhân, an toàn bức xạ, quan trắc phóng xạ và đánh giá tác động môi trƣờng, chuẩn đo lường bức xạ và hạt nhân, công nghệ nhiên liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân, xử lý chất thải phóng xạ, kiểm tra chất lượng và bảo đảm chất lượng cho công trình và thiết bị nhà máy điện hạt nhân. Nội dung các hƣớng nghiên cứu phát triển của Viện NLNTVN giai đoạn 2016-2020 tập trung cho hướng nghiên cứu về công nghệ và an toàn điện hạt nhân, thực hiện nhiệm vụ tƣ vấn, hỗ trợ trong ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân có thể xảy ra đối với các nhà máy điện hạt nhân ở gần biên giới nước ta cũng như các dự án phát triển điện hạt nhân trong tương lai.
Bên cạnh hướng nghiên cứu về công nghệ và an toàn điện hạt nhân, Viện NLNTVN cần tiếp tục đẩy mạnh các nghiên cứu phát triển kỹ thuật đo liều bức xạ, kiểm chuẩn thiết bị bức xạ, đảm bảo an toàn bức xạ, quan trắc, cảnh báo phóng xạ môi trường. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các ngành và lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông, tài nguyên và môi trƣờng, và y tế. Các kỹ thuật kiểm tra không phá hủy (NDT) được ứng dụng trong việc kiểm tra đánh giá chất lượng thiết bị, công trình. Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đột biến để tạo các giống mới cho nông nghiệp. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bức xạ nhằm bảo quản, thanh trùng các sản phẩm nông sản, thủy hải sản, thuốc đông nam được cũng như phục vụ xuất khẩu. Nghiên cứu chế tạo các đồng vị, dược chất phóng xạ phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đồng vị đánh dấu trong thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí, kỹ thuật thủy văn đồng vị trong đánh giá, quản lý tài nguyên nước ngầm,...
Thực hiện thành công các nội dung nghiên cứu được đề xuất trong giai đoạn 2016-2020 sẽ góp phần xây dựng Viện NLNTVN trở thành cơ quan nghiên cứu - triển khai công nghệ kỹ thuật cao trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử phục vụ thúc đẩy ứng dụng bức xạ, phát triển điện hạt nhân và đào tạo cán bộ; cơ quan hỗ trợ kỹ thuật quốc gia độc lập về kiểm tra chất lượng và bảo đảm chất lượng, bảo đảm an toàn, an ninh và bảo vệ môi trường cho phát triển điện hạt nhân.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 14135/2016) tại Cục Thông tin KHCNQG
N.T.T (NASATI)