Sản xuất thử nghiệm hai giống cói mới (MC005 và MC015) và hoàn thiện quy trình sản xuất, sử dụng phân viên chậm tan

Cây cói được đưa vào Việt Nam từ thế kỉ thứ 15, nhưng cho đến trước thời điểm thực hiện đề tài ĐTĐL.2008/32 một số giống cói chủ yếu mới được nghiên cứu chọn lọc, tuyển chọn và phục tráng. Việc nhân nhanh các giống cói đã được tuyển chọn và phục tráng có ý nghĩa lớn trong sản xuất cói vì sử dụng các giống cói đã được tuyển chọn và phục tráng làm tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất dẫn đến làm tăng lợi nhuận. Hơn 13.000 ha trồng cói trong cả nước đang cần những giống cói mới có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh đã được đề tài ĐTĐL.2008/32 tuyển chọn và phục tráng, đặc biệt là 2 giống cói: MC005 của Thái Bình và MC015 của Vĩnh Long.

Mẫu cói MC005

Việc bón phân cho cói trong sản xuất hiêṇ nay đươc̣ thực hiện phổ biến theo phương thức bón vãi phân đơn dạng phân rời, tuy nhiên phương pháp này còn tồn tại một số nhược điểm. Đề tài ĐLCNN. 2008/32 đã nghiên cứu thành công loaị phân viên châm tan cho cói với những ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên, hệ thống dây chuyền sản xuất phân viên nén chậm tan mà đề tài ĐLCNN ĐTĐL.2008/32 nghiên cứu mới trong phạm vi khảo nghiệm ở quy mô nhỏ (1,5 tấn/ngày), không đáp ứng được nhu cầu về phân viên nén chậm tan trong sản xuất. Do đó, cần phải tiếp tục hoàn thiện quy trình sản xuất sử dụng PVN ở quy mô công nghiệp từ 1,5 tấn/ngày lên mức 4 tấn/ngày, đảm bảo cung cấp được từ 1400-1500 tấn PVN/năm; kế thừa các kết quả của đề tài nghiên cứu cấp nhà nước ĐTĐL32/2008 đã chọn lọc được các giống cói ưu tú như MC005, MC015 và phân viên nén chậm tan áp dụng vào sản xuất thử nghiệm sẽ tạo ra những vùng cói cao sản đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhất. Ngoài ra, từ việc thực hiện Dự án còn hướng dẫn hàng triệu hộ nông dân trồng cói được tập huấn kỹ thuật trồng, tiến tới vùng cói nguyên liệu trên nhiều diện tích rộng lớn của Việt Nam không những có năng suất cao, chất lượng tốt mà còn vùng nguyên liệu cói an toàn và thân thiện với môi trường. Như vậy, Dự án sản xuất thử trên được thực hiện không những mang lại hiệu quả cao mà còn có ý nghĩa góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển Việt Nam.

Xuất phát từ những ý nghĩa thiết thực đó Cơ quan chủ trì đề tài Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài PGS.TS Nguyễn Tất Cảnh để thực hiện đề tài “Sản xuất thử nghiệm hai giống cói mới (MC005 VÀ MC015) và hoàn thiện quy trình sản xuất và sử dụng quy trình phân viên chậm tan” với mục tiêu Hoàn thiện và chuyển giao qui trình nhân giống cói MC005 và MC015 (in vivo và in vitro);  Hoàn thiện và chuyển giao được qui trình sản xuất phân viên nén chậm tan phục vụ cho sản xuất cói bền vững, hiệu quả cao;  Xây dựng vườn giống gốc và giống cấp 1 ở 3 tỉnh: Ninh Bình, Thanh Hoá, Thái Bình; Xây dựng thành công mô hình 2 giống cói mới 3ha/giống/tỉnh đạt năng suất 10-11 tấn/ha.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

1. Dự án đã hoàn thiện qui trình nhân giống in vivo 2 giống cói mới MC005 và MC015 hệ số nhân 11 lần, giống cấp 1 đạt yêu cầu về số lượng và đảm bảo chất lượng.

2. Hoàn thiện qui trình nhân giống in vitro 2 giống cói mới MC005 và MC015 hệ số nhân 15-20 lần, giống cấp 1 đạt yêu cầu về số lượng và đảm bảo chất lượng.

3. Hoàn thiện quy trình sản xuất phân viên nén chậm tan ở quy mô công nghiệp (công suất 0,5 tấn/h≈4 tấn/ngày) (quy trình cũ dạng pilot công suất 1,5 tấn/ngày).

4. Dự án đã hoàn thiện quy trình sử dụng phân viên nén chậm tan, đảm bảo tiện lợi, dễ sử dụng, hạ giá thành và thân thiện môi trường.

5. Dự án đã xây dựng và bàn giao quy trình quản lý, khai thác vườn giống gốc cho 2 giống cói MC005 và MC015, quy mô 1000 m2/giống tại Kim Sơn-Ninh Bình.

6. Dự án đã xây dựng thành công 3 vườn nhân giống cấp 1 tại Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, quy mô 0,5 ha/ giống/vườn/tỉnh. Tổng số 3 ha/2 giống /3 tỉnh, đạt tiêu chuẩn giống cấp đạt yêu cầu về số lượng và đảm bảo chất lượng.

7. Dự án đã thực hiện tốt mô hình trồng mới với quy mô 18 ha; tỷ lệ cói loại 1≥35% và đạt năng suất ≥ 10 tấn/ha (MC015), tỷ lệ cói loại 1 ≥ 36% đạt năng suất 10 -11 tấn/ha (MC005).

8. Dự án đã sản xuất được hơn 50 tấn cói giống tiêu chuẩn cấp 1 và 90 tấn cói thương phẩm (mỗi loại 45 tấn) có chiều dài ≥1,70 m. Sản xuất 150 tấn phân viên nén chậm tan đạt chất lượng: tỷ lệ N:P:K là 18:4:14, các nguyên tố trung vi lượng: Ca, Mg, Fe, Cu, Bo; khối lượng 1,8 g/viên.

9. Dự án đã đào tạo tập huấn được 5 kỹ sư, tập huấn quy trình trồng cói thâm canh cải tiến cho 560 lượt người. Trong đó, Ninh Bình (300 lượt người-8 lớp), Thanh Hóa (100 lượt người-3 lớp), Thái Bình (160 lượt người-4 lớp).

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 13908/2016) tại Cục Thông tin KHCNQG.

Đ.T.V (NASATI)