Nghiên cứu cho thấy kháng thể đơn dòng ngăn ngừa lây nhiễm HIV ở khỉ
Cập nhật vào: Thứ ba - 22/06/2021 16:21 Cỡ chữ
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communications cho thấy, một loại kháng thể được sản xuất trong phòng thí nghiệm có thể ngăn chặn hoàn toàn các loài linh trưởng không phải con người bị nhiễm HIV ở dạng khỉ.
Trong tương lai sẽ có kết quả thử nghiệm ở trên người, đánh giá leronlimab như một liệu pháp dự phòng trước phơi nhiễm tiềm năng, hoặc PrEP, liệu pháp để ngăn chặn sự lây nhiễm của con người từ vi-rút gây bệnh AIDS.
Leronlimab là một kháng thể đơn dòng được nhân bản hóa nhắm mục tiêu chống lại thụ thể CCR5 được tìm thấy trên tế bào lympho T của hệ thống miễn dịch của con người. Nó đang được nghiên cứu như một liệu pháp tiềm năng trong điều trị COVID-19, ung thư vú thể ba âm tính và nhiễm HIV
Tiến sĩ Jonah Sacha, cho biết: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy leronlimab có thể là một vũ khí mới chống lại đại dịch HIV.
Giáo sư Lishomwa Ndhlovu cho biết: “Kết quả của nghiên cứu tiền lâm sàng này, nhắm vào đồng thụ thể HIV CCR5, có tiềm năng mang tính đột phá vì về cơ bản chúng tôi có một công cụ có thể bắt chước các đột biến di truyền của CCR5 khiến một số cá nhân miễn nhiễm với nhiễm trùng và đã dẫn đến một phần hai trường hợp chữa khỏi HIV”.
Kháng thể đơn dòng ngăn chặn HIV xâm nhập vào các tế bào miễn dịch thông qua protein bề mặt có tên là CCR5. Thuốc tiêm đã được nghiên cứu trong thử nghiệm giai đoạn 3 như phương pháp điều trị tiềm năng cho những người nhiễm HIV khi được sử dụng kết hợp với các loại thuốc kháng vi-rút tiêu chuẩn. CytoDyn đang trong quá trình gửi thông tin lên FDA để yêu cầu tổ chức này chấp thuận cho việc sử dụng đó. Tuy nhiên, nghiên cứu này đã đặc biệt kiểm tra việc ngăn ngừa lây nhiễm HIV.
Một số loại thuốc PrEP đã có sẵn, nhưng có thể dẫn đến các tác dụng phụ bất lợi như các vấn đề về gan, tim và xương, và một số người kháng thuốc do đột biến gen ở HIV. Các lựa chọn PrEP hiện tại thường yêu cầu sử dụng thường xuyên, chẳng hạn như thuốc viên hàng ngày hoặc là dịch truyền phải được tiêm tại phòng khám. Leronlimab được thiết kế để trở thành một loại thuốc tiêm tự quản.
Để nghiên cứu hiệu quả của leronlimab như một loại thuốc PrEP tiềm năng, nhóm nghiên cứu đã tạo ra ba nhóm có sáu con khỉ rhesus tại Trung tâm Nghiên cứu Linh trưởng Quốc gia Oregon của OHSU. Hai nhóm được sử dụng các liều leronlimab khác nhau, trong khi nhóm thứ ba là nhóm kiểm soát không nhận được thuốc thử nghiệm.
Những con khỉ Macaques nhận được liều cao hơn 50 miligam/kg trọng lượng mỗi tuần được bảo vệ hoàn toàn khỏi HIV dạng khỉ. Ngược lại, hai trong số những con vật được sử dụng liều thấp hơn 10 miligam/kg mỗi tuần đã bị nhiễm bệnh, và những con vật trong nhóm kiểm soát đều bị nhiễm bệnh. Các nhà nghiên cứu kết luận khả năng bảo vệ một phần của nhóm liều thấp là do phản ứng miễn dịch của khỉ chống lại kháng thể của con người.
Sau kết quả nghiên cứu này, CytoDyn đang có kế hoạch tiến hành một thử nghiệm lâm sàng sớm để điều tra leronlimab như một loại thuốc PrEP tiềm năng ở người trong vòng năm tới. Liều dùng cho người có thể sẽ thấp hơn liều được đưa ra trong nghiên cứu này, vì tế bào khỉ đuôi dài có nhiều protein CCR5 bề mặt hơn người.
Trong khi đó, Tiến sĩ Jonah Sacha đang cố gắng làm cho leronlimab dễ sử dụng hơn. Ông đã nhận được khoản tài trợ của Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) trị giá 3 triệu đô la vào tháng 8 năm 2020 để phát triển một công thức leronlimab cô đặc, lâu dài hơn có thể cho phép nó được tiêm ba tháng một lần. Tiêm ít thường xuyên hơn có thể làm tăng khả năng tuân thủ chế độ thuốc và do đó cải thiện hiệu quả của thuốc.
Đ.T.V (NASATI), theo https://medicalxpress.com/news/2021-06-monoclonal-antibody-hiv-infection-monkeys.html, 7/6/2021
nghiên cứu, công bố, tạp chí, kháng thể, sản xuất, phòng thí nghiệm, có thể, ngăn chặn, hoàn toàn