Đánh giá tác động của một số sinh vật ngoại lai xâm hại trong lĩnh vực thủy sản đến môi trường sinh thái và đề xuất biện pháp quản lý
Cập nhật vào: Thứ tư - 23/11/2022 13:01 Cỡ chữ
Việt Nam là nước có đa dạng sinh học cao nhưng kém bền vững do sự thay đổi của các yếu tố môi trường và tác động của các loài sinh vật ngoại lai. Sinh vật ngoại lai xâmhại làloài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển. Sự xâm lấn của sinh vật ngoại lai có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài, tác động tiêu cực tới kinh tế - xã hội và sức khỏe của con người (Nguyễn Hồng Sơn, 2015). Sinh vật ngoại lai xâm hại có thể xâm nhập vàoViệt Nam bằng nhiều con đường khác nhau như theo con đường nhập khẩu có chủ đích phục vụ công tác nuôi trồng, sản xuất, kinh doanh hoặc du nhập theo con đường tự nhiên và không chủ đích của con người. Trong thời gian gần đây, sinh vật ngoại lai xâm hại xuất hiện ngày càng nhiều và đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới đa dạng sinh học, các ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Các loài sinh vật ngoài lai như Rùa tai đỏ, Tôm càng đỏ, Ốc bươu vàng ... cũng đã trở thành những loài ngoại lai xâm hại nguy hiểm, tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học, sự phát triển kinh tế và sức khỏe con người. Những loài này tuy đã được quốc tế cảnh báo nhưng vẫn tiếp tục xâm nhập vào Việt Nam. Các loài sinh vật ngoại lai xâm hại này có khả năng bùng phát và gây hậu quả nghiêm trọng khi chúng thiết lập được quần thể ngoài tự nhiên.
Trước sự đe dọa này, Chính phủ đã từng bước xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm kiểm soát và quản lý các loài ngoại lai xâm hại. Nhằm bổ sung thêm thông tin về hiện trạng và những tác động của các loài ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã giao Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản thực hiện nhiệm vụ: đánh giá tác động của một số sinh vật ngoại lai trong lĩnh vực thủy sản đến môi trường hệ sinh thái và đề xuất biện pháp quản l tại Quyết định số 1767/Q-BNN-KHCN ngày 12/05/2016 với mục tiêu gồm Cá ăn muỗi Gambusia af inis, Cá Hổ Pygocentrus nattereri, Cá Tỳ bà Pterygoplichthys pardalis, Cá Vược miệng rộng Micropterus salmoides và Rùa tai đỏ Trachemys scripta.
Xuất phát từ thực tiễn trên, Cơ quan chủ trì Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài ThS. Vũ Thị Hồng Nguyên thực hiện nghiên cứu với mục tiêu: Thống kê, đánh giá được hiện trạng, mức độ xâm hại của một số loài thủy sinh ngoại lai xâm hại, một số loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại đã xuất hiện tại Việt Nam nhằm kiểm soát diệt trừ các loài thủy sinh ngoại lại xâm hại, phòng ngừa các loài có nguy cơ xâm hại, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam.
Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:
Đã lập được danh mục những loài đưa vào hoặc loại khỏi những loài ngoại lai xâm hại và nguy cơ xâm hại. Cụ thể, trong 5 đối tượng nghiên cứu đề xuất đưa 2 loài là cá Hổ và cá Vược miệng rộng trong danh mục I- loài ngoại lai xâm hại xuống danh mục 2- loài có nguy cơ xâm hại. Đề nghị loại bỏ 2 loài ra khỏi danh mục loài ngoại lai là cá Trôi nam mỹ cá Tỳ bà nhỏ và Ốc bươu vàng miệng tròn. Bổ sung thêm loài cá Sấu hỏa tiễn vào danh mục II - loài có nguy cơ xâm hại để có biện pháp kiểm soát vì chúng đã có xuất hiện ở Hà Nam và Thanh Hóa. Xây dựng được bộ hồ sơ cho 17 loài theo TT27.
Cá Tỳ bà đã xuất hiện với tần xuất rất cao ở tất cả 14 tỉnh điều tra, đã tác động đến đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản. Có thể coi cá Tỳ bà đã trở thành nạn dịch ở các thủy vực tự nhiên, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cá Ăn muỗi hiện có mặt ở cả 6 vùng trong cả nước ở các loại hình thủy vực khác nhau nhưng gặp nhiều ở các thủy vực nước nông như kênh mương và ruộng trũng. Chưa ghi nhận cá Ăn muỗi có sự cạnh tranh về thức ăn, môi trường sống cũng như là nơi sinh sản đối với các loài cá khác. Rùa Tai đỏ xuất hiện ở cả 6 vùng. Số lượng cá thể bắt gặp Rùa Tai đỏ không nhiều. Chúng chưa thiết lập được quần đàn trong tự nhiên. Cá Hổ và cá Vược miệng rộng không còn tồn tại và xuất hiện ở Việt Nam cả trong nuôi trồng thủy sản cũng như trong các thủy vực tự nhiên.
Đã đưa ra được 6 biện pháp quản lý và biện pháp kỹ thuật cụ thể cho 5 đối tượng nghiên cứu nhằm hạn chế và diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17693/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
Đ.T.V (NASATI)