Dự án nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ sản xuất thiết bị cảm ứng cho màn hình và hệ thống phần mềm cho bảng tương tác phục vụ việc hội họp và giảng dạy
Cập nhật vào: Thứ hai - 28/11/2022 00:05 Cỡ chữ
Mô hình giáo dục tại Việt Nam hiện nay đang trong trào lưu chung của thế giới với sự tham gia sâu của các thiết bị công nghệ, nhiều trường đại học đào tạo giáo viên đã thành lập các ngành học mới có sử dụng công nghệ và công nghệ cao trong đào tạo nhằm có được các giáo viên biết sử dụng các thiết bị CNTT trong việc dạy học ở các trường phổ thông sau khi tốt nghiệp. Tại các trường Tiểu học và THCS có thể thấy hầu hết giáo viên đều sử dụng CNTT và các thiết bị tương tác màn hình khi dạy học và chuẩn bị bài dạy. Nếu so sánh với mô hình giáo dục truyền thống thì việc sử dụng thiết bị TouchPlus trong dạy học hiện đại đã mang lại hiệu quả cao hơn hẳn. Các nhà quản lý giáo dục đều cho rằng trong thực tế khi sử dụng TouchPlus trong dạy học thì học sinh rất hứng thú và phụ huynh cũng rất hào hứng, nhiều dự án trước đã đến trường học với mức giá thiết bị khá cao và quan trọng hơn là thiết bị đó thường là đơn chức năng và thuần túy là công cụ mang tính kĩ thuật chứ chưa có dữ liệu phần mềm phục vụ trực tiếp cho người dạy và người học, nên việc kiểm soát nội dung bài dạy của giáo viên đối với cán bộ quản lý cũng khó thực hiện và kém hiệu quả.
Nhằm hoàn thiện công nghệ tương tác màn hình cho thiết bị Touch Plus; hoàn thiện hiết kế điện tử, thiết kế kiểu dáng công nghiệp cho thiết bị Touch Plus; hoàn thiện công nghệ chia sẻ dữ liệu thời gian thực (điện toán đám mây) phục vụ việc ứng dụng thiết bị Touch Plus trong giáo dục; cho ra đời phần mềm phục vụ mô hình giảng dạy sử dụng thiết bị tương tác màn hình Touch Plus trong bậc học Phổ thông tại Việt Nam; hoàn thiện quy trình sản xuất ở quy mô công nghiệp và sản xuất thử nghiệm thiết bị Touch Plus; triển khai thử nghiệm mô hình giảng dạy sử dụng thiết bị tương tác màn hình Touch Plus trong môi trường giáo dục, nhóm nghiên cứu Công ty Cổ phần Công Nghệ Phần mềm Hài Hòa do ThS. Hà Sơn Bình làm chủ nhiệm đã tổ chức triển khai thực hiện Tiểu dự án với sự hỗ trợ và giám sát bởi Ban Quản lý Dự án FIRST(CPMU) là cơ quan đầu mối điều phối chung cho toàn Dự án FIRST thực hiện đề tài: “Dự án nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ sản xuất thiết bị cảm ứng cho màn hình và hệ thống phần mềm cho bảng tương tác phục vụ việc hội họp và giảng dạy” để thiết bị mang nhãn hiệu Touch Plus cho phép chuyển đổi màn hình như tivi thành màn hình cảm ứng có thể tương tác và sử dụng như một thiết bị thông minh có hệ điều hành độc lập. :
Sau khi dự án kết thúc, doanh nghiệp đã cho ra đời sản phẩm TouchPlus kết hợp các tính năng công nghệ, ứng dụng triệt để cho giáo dục, cụ thể:
- Ưu điểm của sản phẩm
+ Thiết bị TouchPlus có đầy đủ các chức năng trình chiếu, tương tác, ghi nhớ, và các chức năng đặc trưng khác của thiết bị phù hợp với việc dạy và học
+ Phần mềm soạn thảo dễ sử dụng khăc phục điểm hạn chế các phần mềm hiện nay.
+ Sử dụng các công nghệ mới nhất trên nền tảng phổ biến hiện nay AI
+ Công nghệ cần dễ sử dụng phù hợp với trình độ và năng lực của giáo viên và học sinh
+ Cơ sở dữ liệu phong phú sinh động kết hợp màn hình 4K trình chiếu sắc nét
+ Kết nối mở, tạo điều kiện
- Phát triển sản phầm đúng hướng tạo đột phá
Bản chất của việc dùng công nghệ để kết nối là làm thế nào để thông tin giáo dục được minh bạch. Cán bộ quản lý cần được biết giáo viên của họ đang làm gì, dạy như thế nào, học sinh có đến trường hay không? Phụ huynh cần biết con mình làm gì ở trường. Giải pháp công nghệ, giáo dục thông minh trên TouchPlus có thể cho phép 4 đối tượng này biết được tiếp nhận thông tin một cách cùng lúc, thậm chí là qua lại, giảm áp lực cho cả giáo viên và học sinh, đồng thời hỗ trợ việc quản lý giáo dục tốt hơn.
Như vậy, Smartschool là giải pháp để ngành Giáo dục thành phố tích lũy được nguồn tư liệu giáo án điện tử phong phú, kết nối với trung tâm điều hành giáo dục thông minh để hình thành nên kho dữ liệu dùng chung cho giáo viên toàn ngành. Việc sử dụng hiệu quả các công nghệ thông minh trong giáo dục là vấn đề sống còn đối với sứ mệnh đào tạo.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 17772/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
P.T.T (NASATI)