Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng quy trình đánh giá, nghiệm thu các nhiệm vụ
Cập nhật vào: Thứ sáu - 14/08/2020 10:08 Cỡ chữ
Khoa học công nghệ luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm và ưu tiên phát triển, được thể hiện trong các văn kiện đại hội Đảng cũng như trong các văn bản của Nhà nước như: Luật Khoa học và công nghệ, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Công nghệ cao, Luật Sở hữu trí tuệ... Chính phủ cũng đã ban hành một số Chương trình để hỗ trợdoanh nghiêp̣ ĐMCN như: Chương trình Quốc gia phá t triển công nghê ̣cao đến năm 2020; Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020, Chương trình Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ… Đặc biệt, Chính phủ cũng đã thành lâp̣ các tổ chức hỗ trợ về tài chính cho doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu và phát triển công nghệ như: Quỹ phát triển KHCN, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia.
Trong giai đoạn 2011-2020, hệ thống các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia tiếp tục được hình thành theo Quyết định 1244/QĐ-TTg, nhưng sẽ được đổi mới theo hướng tăng dần khả năng thương mại hóa kết quả nghiên cứu và đổi mới về phương thức, tuyển chọn theo hướng tăng số lượng nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng. Cụ thể: về cơ cấu nhiệm vụ, dành 50% số lượng đề tài, dự án để nghiên cứu công nghệ; 30% để hoàn thiện công nghệ đã được nghiên cứu và 20% để thương mại hóa công nghệ đã được hoàn thiện. Cũng theo định hướng này, các nghiên cứu hướng tới ứng dụng, thương mại hóa sẽ ngày càng được chú trọng.
Theo vậy, đối tượng thực hiện các nhiệm vụ khoa học cũng chuyển dịch từ các viện trường, nhà nghiên cứu sang doanh nghiệp làm chủ trì nhằm tạo điều kiện thúc đẩy tính thương mại hóa sản phẩm. Song hành với doanh nghiệp làm chủ trì là sức ép tiến độ thực hiện dự án nhằm chớp được yếu tố thị trường. Một sản phẩm thành công cần phải được ra thị trường đúng lúc.
Tuy vậy, trong một môi trường quốc gia đang phát triển và nền khoa học non trẻ như Việt Nam, nơi uy tín và văn hóa khoa học còn chưa được định hình một cách chính danh, thì việc tổ chức các hội đồng với sự tham gia của những chuyên gia có học hàm, học vị, chuyên môn sâu phần nào đảm bảo tính khả thi của nhiệm vụ.
Với mục tiêu Nghiên cứu, đề xuất xây dựng quy trình đánh giá, nghiệm thu các nhiệm vụ do Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia tài trợ. Nhóm tác giả bao gồm Cơ quan chủ trì Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Thành Huy, sau thời gian nghiên cứu đã thu được những kết quả như sau:
Tăng cường công tác đánh giá giữa kỳ việc thực hiện nhiệm vụ Cơ quan quản lý nhiệm vụ KH&CN phải tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về tiến đô, nội dung và việc sử dụng kinh phí của đề tài, dự án. Kiểm ưa quá trình thực hiện, nếu thấy đề tài. dự án không có hiệu quả, không còn tính thiết thực hoặc cơ quan chủ trì không thực hiện đúng mục tiêu, nội dung, sử dụng kinh phí sai mục đích thì cần đình chỉ và xử lý theo quy định hiện hành. Tổ chức đánh giá để xem có tiếp tục nghiên cứu đề tài hay không, nếu tiếp tục thì như thế nào, có gì sai phạm không, nếu sai phạm thì xử lý thế nào? phải có cơ chế thu hồi kinh phí hoặc bồi hoàn kinh phí do phía bên thực hiện không thực hiên đúng cam kết đã thoả thuận. Đánh giá giữa kỳ cần kết hợp cả đánh giá bên trong (do cơ quan chủ trì thực hiện) và đánh giá bên ngoài do những người không tham sia đề tài thực hiện.
Nâng cao chất lượng đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN. Khi kết thúc đề tài KH&CN phải đánh giá nghiêm thu bằng Hội đồng khoa học. Hội đồng tiến hành đánh giá kết quả thực hiện đề tài KH&CN theo mục đích, mục tiêu, yêu cầu về nội dung, tiến độ như trong hợp đồng đã ký kết. Cơ quan quản lý KH&CN phải xem xét tổng thể thành phần của các Hội đồng trong từng lĩnh vực dể tránh tình trạng người này tham gia hội đồng đánh giá người kia, đến lượt mình người kia lại tham gia đánh giá làm mất đi yếu tố khách quan và phải có cơ chế đánh giá thẩm định viên và quy định trách nhiệm của Hội đổng về kết quả đánh giá. Coi ưọng việc lựa chọn phản biện trong đánh giá, thực hiện phản biện kín trong đánh giá.
Hội đồng đánh giá nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Thủ trưởng cấp quản lý nhiệm vụ KH&CN thành lập Hội đồng KH&CN để đánh giá đầu vào, đầu ra nhiệm vụ KH&CN, để tư vấn cho mình khi quyết định về mục tiêu, nội dung và danh mục các nhiệm vụ, dự án KH&CN, khi đánh giá đầu vào và quyết định nghiệm thu nhiệm vụ khi đánh giá đầu ra. Thành phần của Hội đồng gồm: các nhà khoa học có đủ tiêu chuẩn, công tâm, trình độ; thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan của Đảng được mời tham dự chính thức các kỳ họp của Hội đồng, chứ không là uỷ viên.
Thành phần của Hội đồng đánh giá nhiệm vụ KH&CN khi mời phải cãn cứ tính chất của nhiệm vụ đánh giá, các cấp đánh giá phải bảo đảm Hội đổng có tỷ lệ các nhà quản lý KH&CN; các nhà quản lý sản xuất-kinh doanh và các tổ chức sử dụng kết quả KH&CN; các nhà khoa học đại diện cho các lĩnh vực KH&CN liên quan thích hợp với cơ cấu của mỗi loại Hội đồng, trong đó phải có 2 chuyên gia sâu về lĩnh vực được đánh giá làm phản biện.
Các thành viên phải là các chuyên gia có uy tín, có trình độ chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ. Nếu không đúng ngành nghề được đào tạo thì phải có ít nhất 5 nãm công tác trực tiếp trong lĩnh vực tham gia đánh giá và không có quan hệ lợi ích cả vật chất lẫn tinh thần với người thực hiện vấn đề khoa học mà mình đánh giá.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 15337/2018) tại Cục Thông tin KHCNQG.
Đ.T.V (NASATI)