Nghiên cứu, đề xuất áp dụng công nghệ quan trắc liên tục một số đặc trưng động lực ven biển và diễn biến đường bờ, thử nghiệm cho bờ biển tỉnh Quảng Bình
Cập nhật vào: Thứ năm - 29/08/2024 13:11 Cỡ chữ
Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, có bờ biển dài. Vùng ven biển nước ta rất phong phú về tài nguyên, là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất so với các vùng trong nước (diện tích của 28 tỉnh/thành phố nước ta nằm ven biển chiếm 17% tổng diện tích cả nước nhưng là nơi sinh sống của hơn 20% dân số cả nước), là nơi có nhiều công trình dân sinh kinh tế, quốc phòng quan trọng đóng vai trò nguồn lực chủ yếu để thực hiện thành công Chiến lược biển Việt Nam.
Tuy nhiên, thời gian gần đây dưới tác dụng biến đổi khí hậu và nước biển dâng làm cho hiện tượng xói lở bờ biển ngày càng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp, gây thiệt hại rất lớn về người và của, để lại hậu quả lâu dài về kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái.
Nhà nước ta từ lâu đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề xói lở, bồi tụ bờ biển nên đã triển khai nhiều công trình, đề tài, dự án nhằm điều tra, thu thập, xác định hiện trạng bồi xói ở các vùng trọng điểm, xây dựng các giải phòng chống. Các công trình nghiên cứu, các đề tài, dự án đó đã thu được nhiều kết quả có giá trị về khoa học và thực tiễn, đã góp phần đáng kể vào việc bảo vệ bờ biển, giảm nhẹ thiên tai.
Song do hạn chế về số liệu địa hình, thủy động lực cơ bản cũng như thiếu các thiết bị, công nghệ quan trắc hiện đại nên việc nghiên cứu, xác định nguyên nhân, quy luật và cơ chế bồi tụ, xói lở ở các bờ biển còn chung chung mang tính chất định tính làm cho nhiều vấn đề về diễn biến bờ biển vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Đặc biệt là diễn biến đường bờ ngắn hạn trong bão, gây khó khăn trong việc tính toán thiết lập hành lang bảo về bờ biển cũng như đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ biển còn mang tính cục bộ mà chưa có tính tổng thể về lâu dài và hiệu quả gây ra nhiều khó khăn cho quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền v ng tài nguyên vùng bờ đã được quy định trong chương IV Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo có hiệu lực từ tháng 7 năm 2016. Vì vậy nghiên cứu đề xuất công nghệ, quy trình và chương trình quan trắc, đo đạc dài hạn, liên tục các yếu tố thủy động lực ven bờ, diễn biến đường bờ hướng đến thiết lập hệ thống quan trắc, giám sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo cho các ngành, các địa phương là cần thiết và quan trọng (Điều 65, Mục 1, Chương VII Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo).
Xuất phát từ thực tiễn trên, ThS. Nguyễn Khắc Đoàn cùng nhóm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu biển và hải đảo cùng thực hiện “Nghiên cứu, đề xuất áp dụng công nghệ quan trắc liên tục một số đặc trưng động lực ven biển và diễn biến đường bờ, thử nghiệm cho bờ biển tỉnh Quảng Bình” với mục tiêu: Đề xuất được công nghệ quan trắc liên tục một số đặc trưng động lực ven biển, diễn biến đường bờ biển; Áp dụng thử nghiệm công nghệ quan trắc liên tục một số đặc trưng động lực ven biển, diễn biến đường bờ tại bờ biển tỉnh Quảng Bình; Có được bộ d liệu liên tục về một số đặc trưng động lực ven biển, diễn biến đường bờ tại vị trí thử nghiệm.
Kết quả nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu, đề xuất áp dụng công nghệ quan trắc liên tục một số đặc trưng động lực ven biển và diễn biến đường bờ, thử nghiệm cho bờ biển tỉnh Quảng Bình đã giải quyết được các vấn đề theo mục tiêu đặt ra của đề tài, cụ thể:
1. Về tổng hợp và đề xuất công nghệ quan trắc, đo đạc liên tục diễn biến đường bờ và một số đặc trưng động lực ven biển (mực nước, sóng leo):
Đề tài đã tổng hợp và đề xuất được công nghệ quan trắc diễn biến đường bờ và các đặc trưng động lực ven biển bao gồm mực nước, sóng leo. Cụ thể:
- Áp dụng công nghệ Camera để quan trắc liên tục yếu tố diễn biến đường bờ và sóng leo
- Áp dụng công nghệ qua trắc mực nước liên tục, số liệu được truyền trực tiếp về hệ thống máy chủ qua đường truyền 3G
2. Về nghiên cứu áp dụng thử nghiệm quan trắc, đo đạc liên tục diễn biến đường bờ và một số đặc trưng động lực ven biển cho bờ biển tỉnh Quảng Bình:
- Đề tài đã thiết lập hệ thống quan trắc, đo đạc liên tục Gồm hệ thống cọc, camera, máy đo mực nước
- Khảo sát bổ sung các yếu tố địa hình, sóng, mực nước phục vụ hiệu chỉnh, kiểm định
- Hiệu chỉnh, kiểm định và đánh giá độ tin cậy của hệ thống quan trắc đã thiết lập thử nghiệm về yếu tố diễn biến đường bờ và các yếu tố động lực ven biển mực nước, sóng leo.
3. Về xây dựng công cụ, giải đoán liên tục vị trí đường bờ và các yếu tố động lực ven bờ được đo bằng hệ thống thử nghiệm:
- Đề tài đã xây dựng được công cụ giải đoán đường bờ và các yếu tố động lực ven bờ từ hệ thống quan trắc (sóng leo, mực nước) Phần mềm BTV VIDEO SOFT Version1.1;
- Đề tài đã ứng dụng công cụ giải đoán đã xây dựng để xử lý, phân tích diễn biến đường bờ và các đặc trưng động lực ven bờ trong thời gian thử nghiệm
- Đề tài đã phân tích diễn biến đường bờ và xây dựng được bản đồ chuyên đề diễn biến đường bờ trong thời gian quan trắc năm 2018.
4. Về xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ thu thập, lưu trữ các số liệu quan trắc, giải đoán vị trí đường bờ và một số đặc trưng động lực ven biển: Đề tài đã xây dựng được cơ sở d liệu phục vụ thu thập, lưu tr các số liệu quan trắc, giải đoán vị trí đường bờ và một số đặc trưng động lực ven biển dựa trên kết quả đo đạc từ hệ thống quan trắc của đề tài.
Có thể tìm đọc toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 20022/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
Đ.T.V (NASATI)