Nghiên cứu, đề xuất định hướng thúc đẩy ứng dụng IoT trong công nghiệp (IIoT) phục vụ sản xuất thông minh
Cập nhật vào: Thứ ba - 15/12/2020 10:05 Cỡ chữ
Ứng dụng IoT trong công nghiệp (IIoT) là lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng chiếm tỷ lệ tối đa trong chi tiêu IoT toàn cầu. Trước sự phát triển của IoT và cuộc cách mạng 4.0, nhiều nước đã có nhiều chính sách để tăng cường ứng dụng IoT trong công nghiệp. Trong bối cảnh phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách nhằm tận dụng sự phát triển của khoa học công nghệ phục vụ cho phát triển toàn diện kinh tế xã hội.
Tại Hội thảo và Triển lãm quốc tế về “Phát triển công nghiệp thông minh - Smart Industry World 2017” ngày 5/12/2017, Thủ tướng đã nêu ra 3 vấn đề cần nghiên cứu để có thể giúp Việt Nam thúc đẩy phát triển công nghiệp 4.0 nói chung và sự phát triển của công nghiệp thông minh nói riêng, bao gồm: Thứ nhất: Việt Nam đang ở đâu? nhằm đánh giá thực trạng phát triển của nền kinh tế Việt Nam trên phương diện ứng dụng công nghệ mới, phát triển công nghiệp thông minh. Hai là: các nước đang làm gì? nhằm mục tiêu tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế số, công nghiệp thông minh, đặc biệt là những nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc và các nước ASEAN; từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm và điều kiện áp dụng với thực tế của Việt Nam Ba là, Việt Nam cần làm gì để phát triển thành công nền kinh tế số, công nghiệp thông minh? Đây là câu hỏi then chốt nhằm đề xuất, kiến nghị cụ thể về chiến lược, định hướng và giải pháp phát triển kinh tế số, công nghiệp thông minh ở Việt Nam thời gian tới, trong đó chú trọng tính hiệu quả, khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế.
Nhằm có thể trả lời cho các câu hỏi/vấn đề nêu trên, nhóm nghiên cứu do ThS. Đặng Thị Hoa, Viện Chiến lược thông tin và truyền thông, đứng đầu đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất định hướng thúc đẩy ứng dụng IoT trong công nghiệp (IIoT) phục vụ sản xuất thông minh”.
Căn cứ trên thuyết minh nhiệm vụ đã được thông qua, nhóm để tài đưa ra một số kết luận tương ứng từng nội dung như sau:
1. Tổng quan về ứng dụng IoT trong công nghiệp phục vụ sản xuất thông minh:
- Nghiên cứu những vấn đề có tính chất tổng quan như tìm hiểu về khái niệm về IoT; tìm hiểu về các ứng dụng của IoT trong công nghiệp nói chung và trong các nhà máy để phục vụ sản xuất thông minh nói riêng. Trong đó tìm hiểu về vai trò, lợi ích, tác động của IoT trong công nghiệp và trong các nhà máy nhằm phục vụ sản xuất thông minh. Bên cạnh đó, nội dung phần nghiên cứu này cũng có nhiệm vụ tìm hiểu về xu thế, dự báo sự phát triển của IIoT; IoT trong các nhà máy. Cuối cùng đánh giá những yếu tố tác động đến xu thế phát triển IIoT; đến ứng dụng IoT trong nhà máy nhằm phục vụ sản xuất thông minh.
- Tìm hiểu về những ứng dụng IoT trong công nghiệp phục vụ sản xuất thông minh
- Xu thế, dự báo về phát triển ứng dụng IoT trong công nghiệp phục vụ sản xuất thông minh trong thời gian tới
- Đánh giá những yếu tố tác động đến xu thế phát triển IoT trong công nghiệp nhằm phục vụ sản xuất thông minh
2. Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng việc ứng dụng IoT trong công nghiệp tại Việt Nam
Từ nội dung nghiên cứu thứ nhất, phần nội dung này sẽ nhằm mục tiêu tìm hiểu về hiện trạng phát triển và ứng dụng IoT của Việt Nam trong phát triển công nghiệp, trong các nhà máy sản xuất. Trong đó tập trung tìm hiểu về cơ chế chính sách, định hướng phát triển và thực tế triển khai ứng dụng IoT tại các doanh nghiệp, các nhà máy. Để từ đó có bức tranh toàn cảnh về phát triển ứng dụng IoT trong công nghiệp, những khó khăn, thuận lợi để từ đó làm nền tảng xem Việt Nam cần phải thúc đẩy cái gì? Vì sao? Để thúc đẩy ứng dụng IoT trong công nghiệp.
Nội dung nghiên cứu phần này tập trung tìm hiểu về:
- Hiện trạng về bối cảnh phát triển ngành công nghiệp và các nhà máy sản xuất tại Việt Nam trong xu thế công nghiệp 4.0
- Hiện trạng, định hướng chính sách có liên quan đến thúc đẩy phát triển công nghiệp tại Việt Nam
- Hiện trạng ứng dụng IoT trong công nghiệp và ứng dụng IoT phục vụ sản xuất tại các nhà máy tại Việt Nam
- Đánh giá những khó khăn, vướng mắc và thuận lợi trong ứng dụng IoT trong công nghiệp đặc biệt trong phát triển sản xuất thông minh tại Việt Nam.
3. Nghiên cứu, đánh giá việc ứng dụng IoT trong công nghiệp (IIoT) phục vụ sản xuất thông minh ở các nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam
Phần này, đề tài chú trọng đánh giá hiện trạng việc ứng dụng IoT trong công nghiệptrong nhà máy phục vụ sản xuất thông minh ở các nước có các điều kiện tương đồng với Việt Nam, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm phù hợp với các điều kiện phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, phù hợp với tiềm năng của Việt Nam.
Nội dung nghiên cứu phần này tập trung vào:
- Lý do lựa chọn các quốc gia để nghiên cứu.
- Kinh nghiệm của các nước, các tập đoàn, doanh nghiệp, nhà máy trong việc thúc đẩy ứng dụng IoT trong công nghiệp và ứng dụng IoT trong sản xuất tại các nhà máy:
+ Định hướng về cơ chế chính sách của nhà nước
+ Các giải pháp về ứng dụng công nghệ IoT trong nhà máy nhằm phục vụ sản xuất thông minh
- Đánh giá và lựa chọn bài học cho Việt Nam
Từ những nghiên cứu treenm, nhóm đề tài đề xuất định hướng thúc đẩy ứng dụng IoT trong công nghiệp (IIoT) phục vụ sản xuất thông minh ở Việt Nam Từ hiện trạng phát triển ứng dụng IoT trong công nghiệp của Việt Nam kết hợp với các bài học kinh nghiệm của các nước khác trên thế giới và xu thế phát triển của IoT cũng như xu thế phát triển của ngành công nghiệp làm tiền đề để đề xuất ra một số định hướng thúc đẩy ứng dụng IoT trong công nghiệp (IIoT) phục vụ sản xuất thông minh ở Việt Nam. Nội dung đề xuất tập trung cho 3 đối tượng chính, bao gồm: Giải pháp về chính sách phát triển; Định hướng cho các doanh nghiệp phát triển IoT tại Việt Nam và Định hướng cho các nhà máy sản xuất để thúc đẩy ứng dụng IoT phục vụ sản xuất thông minh.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 15558/2018) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
P.T.T (NASATI)
ứng dụng, công nghiệp, lĩnh vực, phát triển, nhanh chóng, tỷ lệ, tối đa, toàn cầu, cách mạng, tăng cường, nhà nước, tận dụng, khoa học, công nghệ, phục vụ, toàn diện, kinh tế