Nghiên cứu, đề xuất giải pháp chính sách tăng cường hợp tác tự nguyện của nông dân trong các mô hình cánh đồng lớn sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng
Cập nhật vào: Thứ hai - 31/05/2021 00:07 Cỡ chữ
Chương trình xây dựng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai trên cả nước để phát triển nông nghiệp cấp quốc gia đã ra đời năm 2002 nhằm mục tiêu phát huy lợi thế về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa, để hàng năm xuất khẩu khoảng 6-7 triệu tấn gạo với trị giá xuất khẩu ước đạt trên 3 tỷ USD. Đây cũng chính là phương thức cụ thể hóa chủ trương xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng tại Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 và Chỉ thị số 24/2003/CT-TTg về xây dựng vùng nguyên liệu gắn với chế biến tiêu thụ, tiến tới nâng cao giá trị và chất lượng của hạt gạo Việt Nam đối với thị trường tiêu thụ trong nước và thế giới. Đây cũng là một hình thức mới để tập hợp nông dân trong điều kiện thâm canh sản xuất lúa hiện nayđể tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu thông qua việc tăng cường liên kết bốn nhà (Nhà nước - Nhà doanh nghiệp - Nhà nông - Nhà khoa học) trong các công đoạn sản xuất và tiêu thụ nông sản theo hợp đồng, chủ động trong sản xuất, điều tiết tiêu thụ lúa gạo, tuy nhiên, quá trình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong khuôn khổ mô hình “Cánh đồng lớn” đang gặp nhiều khó khăn bởi thể chế về chính sách ruộng đất, đầu tư hỗ trợ phát triển của nhà nước, bởi sự không mặm mà của doanh nghiệp, bởi nhận thức của người nông dân... và hiện tại còn thiếu những nghiên cứu toàn diện, hệ thống về chủ đề này. Vì vậy, nhóm nghiên cứu do GS.TS. Đỗ Hoài Nam,Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp chính sách tăng cường hợp tác tự nguyện của nông dân trong các mô hình cánh đồng lớn trong sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng” nhằm không chỉ xây dựng cơ sở khoa học cho việc ban hàn chính sách, đề xuất các giải pháp hỗ trợ cho quá trình phát triển hiệu quả của mô hình “Cánh đồng lớn” ở nước ta, mà còn là tài liệu tham khảo tốt cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách phát triển đất nước, cho công tác giảng dạy và nghiên cứu.
Sau một thời gian triển khai thực hiện, Đề tài thu được các kết quả như sau:
1. Đã đưa ra được những luận điểm cơ bản về chính sách hợp tác tự nguyện của nông dân trong sản xuất nông nghiệp: Từ những luận điểm này cho thấy tính tất yếu của liên kết tự nguyện của người nông dân trong các mô hình Cánh đồng lớn sản xuất lúa trước yêu cầu về phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Hợp tác, liên kết tự nguyện của nông dân trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Những bài học kinh nghiệm này đã được tham khảo để đề xuất hoàn thiện chính sách tăng cường hợp tác tự nguyện của nông dân trong các mô hìnhCánh đồng lớn ở 2 vùng trồng lúa lớn nhất của nước ta
3. Về thực trạng hợp tác, liên kết tự nguyện của nông dân trong các mô hình Cánh đồng lớn sản xuất lúa ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long: Các hình thức liên kết tự nguyện chủ yếu là:
(1) Hợp tác, liên kết tự nguyện giữa nông dân với nông dân hình thành các tổ chức kinh tế như Tổ hợp tác (THT), Hợp tác xã (HTX) (liên kết ngang);
(2) Hợp tác, liên kết tự nguyện giữa nông dân/HTX với doanh nghiệp (liên kết dọc), trong đó có các hình thức: chỉ liên kết với Doanh nghiệp (DN) tiêu thụ sản phẩm, liên kết với DN cung ứng đầu vào và DN tiêu thụ sản phẩm, liên kết với một công ty vừa cung ứng đầu vào, vừa bao tiêu sản phẩm;
(3) Liên kết giữa doanh nghiệp tiêu thụ - doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào - tổ chức đại diện cho nông dân (liên kết 3 bên).
4. Một số nhận định từ kết quả khảo sát về mối liên kết tự nguyện giữa nông dân/hợp tác xã với doanh nghiệp trong mô hình cánh đồng lớn ở đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL): Qua kết quả khảo sát, điều tra tại 9 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng với các đối tượng là hộ gia đình, doanh nghiệp, cán bộ quản lý các sở, ban ngành, nhóm nghiên cứu đề tài đã phát hiện những thuận lợi, thành công và những khó khăn, hạn chế trong mối liên kết tự nguyện giữa nông dân với doanh nghiệp trong mô hình Cánh đồng lớn
5. Đưa ra được một vài nhận định về thực trạng liên kết trong mô hình Cánh đồng lớn
6. Về các chính sách khuyến khích hợp tác tự nguyện của nông dân trong các mô hình Cánh đồng lớn sản xuất lúa: Các chính sách hỗ trợ bao quát khá toàn diện những yếu tố tác động đến liên kết như: đất đai; đầu tư, tín dụng, cho sản xuất kinh doanh, cho đào tạo; phát triển KHCN, nguồn nhân lực; hỗ trợ phát triển thị trường. Các chính sách này đã tác động lớn đến hình thành và bước đầu phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn với ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản hàng hóa.
7. Đưa ra được một số kiến nghị về hoàn thiện, bổ sung chính sách tăng cường hợp tác tự nguyện của nông dân trong các mô hình Cánh đồng lớn sản xuất lúa gạo: Xuất phát từ bối cảnh phát triển kinh tế quốc tế và trong nước, những cơ hội, thách thức đối với liên kết trong sản xuất kinh doanh lúa gạo, nhóm nghiên cứu đã xác định 05 quan điểm đề xuất chính sách tăng cường hợp tác tự nguyện của nông dân trong mô hình Cánh đồng lớn sản xuất lúa.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì nghiên cứu có một số hạn chế, kết quả chưa được như mong muốn. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu về lý luận và các kiến nghị sẽ được tham khảo để sửa đổi, bổ sung các chính sách hiện hành nhằm hỗ trợ tích cực cho tăng cường hợp tác tự nguyện của người nông dân trong các mô hìnhCánh đồng lớn sản xuất lúa nói chung và ở ĐBSCL và ĐBSH nói riêng.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 15534/2018) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
P.T.T (NASATI)
chương trình, xây dựng, mô hình, cánh đồng, nông nghiệp, phát triển, nông thôn, triển khai, quốc gia, ra đời, mục tiêu, phát huy, sản xuất, đặc biệt, trị giá, phương thức, cụ thể, chủ trương, hàng hóa, tập trung, chế biến