Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh góp phần hạn chế thiệt hại do gãy đổ và nâng cao giá trị rừng trồng keo ở vùng trung tâm Bắc Bộ
Cập nhật vào: Thứ tư - 05/05/2021 04:28 Cỡ chữ
Các loài keo (Acacia) đã trở thành một trong những loài cây trồng rừng chính ở Việt Nam. Hiện nay Keo lai đã được trồng rộng rãi ở nhiều vùng sinh thái trong cả nước. Các giống đã được cải thiện, có khả năng sinh trưởng nhanh, gỗ còn nhiều công dụng, có giá trị nhiều mặt như cải tạo đất, cải thiện môi trường sinh thái. Từ thực tế rừng trồng của các đơn vị sản xuất, đặc biệt đối với các giống Keo lai, đã cho thấy một số nhược điểm của rừng trồng keo đó là: hiện tượng đa thân, đa ngọn, sâu bệnh hại và dễ bị đổ gãy khi gặp gió bão. Rừng trồng bị gã đổ, gù lướt rải rác trên các lô, tập trung theo đám hoặc có 2 những nơi mất trắng cả lô, những cây gãy đổ là cây bị gãy ngang thân ở vị trí cách gốc từ 2 - 3 m, gãy gập gọn, toác than. Các diện tích rừng bị gù lướt chủ yếu rừng trồng ở tuổi 2 và tuổi 3, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng, chất lượng và hiệu quả kinh tế rừng trồng.
Theo số liệu báo cáo mới nhất của Tổng công ty Giấy Việt Nam, chỉ tính riêng trong tháng 4 năm 2016, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã xảy ra bão lốc gây thiệt hại đến rừng trồng của các Công ty Lâm nghiệp Tân Thành, Hàm Yên và Tân Phong. Tổng diện tích bị ảnh hưởng và thiệt hại của 3 đơn vị là 310.8 ha tập trung vào rừng trồng Keo lai mô vào keo lai hom từ tuổi 2 đến tuổi 4, ước giá trị thiệt hại ban đầy u khoảng 800. 000.000 đồng. Số liệu trên mới chỉ đề cập đến 3 Công ty Lâm nghiệp trên địa bàn 1 huyện thuộc tỉnh Tuyên Quang. Cũng theo báo cáo của các Công ty Lâm nghiệp về tình hình gãy đổ do gió bão của rừng trồng Keo từ năm 2013, 2014, 2015 và 2016 của 11 công ty Lâm nghiệp thì tổng diện tích lên đến gần 80 ha.
Để có thể đưa ra các giải pháp khắc phục, hạn chế thiệt hại tác động đến không gian và cấu trúc rừng keo, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế rừng trồng ở vùng Trung tâm Bắc Bộ, phục vụ cho nhu cầu thực tiễn kinh doanh rừng Keo lai và Keo tai tượng của các Công ty Lâm nghiệp, nhóm nghiên cứu do ThS. Trần Hữu Chiến, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy làm chủ nhiệm đã thực hiện để tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh góp phần hạn chế thiệt hại do gãy đổ và nâng cao giá trị rừng trồng keo ở vùng trung tâm Bắc Bộ”.
Sau một thời gian triển khai thực hiện, nhóm đề tài đã thu được các kết quả như sau:
1. Điều tra được tỷ lệ cây đổ do gió bão trong các mô hình rừng trồng Keo tai tượng và Keo lai:
- Thu thập được thông tin, tài liệu, số liệu tỷ lệ gãy đổ do gió bão và sâu bệnh hại rừng trồng Keo lai và Keo tai tượng trồng năm 2013 đến năm 2016 của 11 Công ty Lâm nghiệp
- Đánh giá được tỷ lệ gãy đổ do gió bão và sâu bệnh hại rừng trồng Keo lai và tai tượng sản xuất của 10 Công ty Lâm nghiệp ở tuổi 2, tuổi 3 và tuổi 4.
- Rừng trồng Keo lai có tỷ lệ gãy đổ nhiều ở tuổi 3 (20,2 %), tuổi 4 (23,7 %) và ít nhất tuổi 2 (9,6 %) các cây gãy chủ yếu là cây đa thân, đa ngọn, tán lá không cân đối, gãy ở vị trí các gốc t 1,5 -3,0 m.
- Rừng trồng Keo tai tượng ít gãy đổ hơn Keo lai và chỉ bị ở tuổi 3 (6,2%), tuổi 4 (13,4%), các cây gãy chủ yếu là các cây đa thân, đa ngọn, tán lá không cân đối, cây bị sâu bệnh.
2. Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật lâm sinh hạn chế cây Keo tai tượng và Keo lai gẫy đổ do gió bão:
- Nhiệm vụ đã xây dựng được 20,0 ha mô hình tỉa cành rừng trồng Keo tai tượng và Keo lai (năm 2017 = 10,0 ha, năm 2018 = 10,0 ha), trong đó: Tại Công ty Lâm nghiệp Tam Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 10,0ha rừng Keo lai; tại Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên và Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiệm cây nguyên liệu giấy Hàm Yên, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 6,0 ha Keo lai và 4.0 ha rừng Keo tai tượng.
3. Đánh giá tỷ lệ cây Keo tai tượng và Keo lai bị gãy đổ do gió bão trong 10 ha mô hình thiết lập 2017:
- Rừng trồng Keo lai ở cả hai địa điểm đều sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống cao bình quân 93,3 - 83,9%, sinh trưởng đường kính D1,3 từ 8,4 - 8,9 cm, chiều cao Hvn t 8,9 - 9,5 m.
- Việc tác động tỉa cành và không tỉa cành chưa ảnh hưởng rõ đến sinh trưởng đường kính, chiều cao của rừng trồng Keo tai tượng ở các công thức thí nghiệm.
- Việc áp dụng công thức tỉa cành cây Keo lai đã hạn chế được rõ rệt tỷ lệ gẫy đổ so với công thức đối chứng không tỉa cành ở cả 2 địa điểm.
- Rừng trồng Keo tai tượng ít gãy đổ hơn Keo lai, việc áp ụng biện pháp kỹ thuật tỉa cành chưa ảnh hưởng rõ đến tỷ lệ gãy đổ rừng tai tượng ở cả 3 công thức thí nghiệm.
4. Đánh giá tỷ lệ cây Keo tai tượng và Keo lai bị gãy đổ do gió bão trong 10 ha mô hình thiết lập năm 2018:
- Kết quả bước đầu ở 8 tháng tuổi, rừng trồng Keo lai và Keo tai tượng đều sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống bình quân >90%; rừng Keo lai sinh trưởng Dg từ 2,6 - 3,3 cm, Hvn = 2,0 - 2,9 m, Dt = 1,3 - 1,9 m; rừng Keo tai tượng sinh trưởng Dg từ 2,5 - 2,6 cm, Hvn = 1,9 - 2,0 m, Dt = 1,2 - 1,6 m, tỷ lệ cây bị sâu bệnh ít.
- Rừng trồng Keo lai ở cả 2 địa điểm áp dụng 2 công thức tỉa cành đã hạn chế được tỷ lệ cây đa thân chỉ còn từ 10,8 - 11,6% so với công thức không tỉa cành từ 38,1 - 39,5%.
- Rừng Keo lai và Keo tai tượng chưa bị gãy đổ do gió bão ở cả 03 công thức thí nghiệm.
Nhóm đề tài cho biết, các mô hình tỉa cành rừng trồng Keo tai tượng và Keo lai cần được tiếp tục theo dõi và đánh giá để có những kết luận chính xác hơn.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 15769/2018) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
P.T.T (NASATI)