Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng lên hệ thống truyền hình số vệ tinh DVB-S/S2 và đề xuất giải pháp khắc phục, duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ truyền hình số vệ tinh DVB-S/S2
Cập nhật vào: Thứ sáu - 15/01/2021 02:09 Cỡ chữ
Vệ tinh với ưu thế vốn có của mình luôn là một thành phần không thể thiếu trong việc phủ sóng truyền hình của mỗi quốc gia. Trước kia, khi mà tín hiệu truyền hình còn là tín hiệu analog, các trạm thu tín hiệu truyền hình từ vệ tinh còn khá cồng kềnh và phức tạp nhưng đã được sử dụng rộng rài, đặc biệt là tại những vùng cô lập về mặt địa lý, nơi mà hệ thống truyền hình cáp cũng như các đài phát mặt đất không đáp ứng được.
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ vê tinh và sự ra đời của các chuẩn kỹ thuật truyền hình số qua vệ tinh (DVB-S/S2), việc phát và thu tín hiệu truyền hình qua vệ tinh ngày càng trở nên phổ biến. Chỉ với một ăng ten chảo nhỏ, một khối LNB, máy thu với giá thành thấp, lắp đặt đơn giản nhanh chóng, là người xem truyên hình ở bất kỳ đâu cũng có thể tiếp nhận được các chương trình truyền hình chất lượng không hề thua kém các hệ thống truyền hình khác.
Truyền hình qua vệ tinh là một phương thức dược triển khai khá sớm tại Việt Nam, và đặc biệt phát triển mạnh sau khi Việt Nam có vệ tinh Vinasat.Hiện nay các hệ thống truyền hình số qua vệ tinh của Việt Nam đều sử dụng công nghệ DVB-S/S2. Tại Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước đã sớm ban hành các văn bản có liên quan nhằm phục vụ công tác quản lí chất lượng tín hiệu, quản lý thiết bị thu truyền hình số qua vệ tinh, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng. Các văn bản này được cụ thể hóa dựa trên bộ hai quy chuẩn QCVN 79:2014/BTTTT và QCVN 80:2014/BTTTT.
Trong bối cảnh có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình khác nhau, để gia tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ truyền hình số qua vệ tinh, ngoài các yếu tố như giá thành, chương trình phong phú, đặc sắc… thì yêu cầu đặt ra về chất lượng và duy trì chất lượng, trong đó có chất lượng kĩ thuật thiết bị và đặc biệt là chất lượng dịch vụ, là vô cùng quan trọng.
Như chúng ta đã biết, bên cạnh những ưu thế vốn có, truyền hình số qua vệ tinh với đặc thù môi trường truyền sóng ở khoảng cách rất lớn, khu vực phủ sóng rất rộng (so với các hệ thống truyền hình mặt đât, cáp) nên tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định gây ảnh hưởng, trong đó có yêu tô nội tại của hệ thống cũng như yếu tố xuất hiện từ môi trườngbên ngoài, gây tác động xấu đến chất lượng.
Khi số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ truyền hình số qua vệ tinh càng nhiều, yêu cầu về chất lượng dịch vụ ngày càng cao, đòi hỏi không chỉ cơ quan quản lí mà ngay cả các đơn vị cung cấp dịch vụ phải có những nghiên cứu chủ động đưa ra giải pháp cho vấn đề này.
Trong bối cảnh như vậy, đề tài do Cơ quan chủ trì Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện phối hợp cùng Chủ nhiệm đề tài ThS. Nguyễn Phi Hùng được xây dựng với mục tiêu “Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng lên hệ thống truyền hình số vệ tinh DVB-S/S2 và đề xuất giải pháp khắc phục, duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ truyền hình số vệ tinh DVB-S/S2” là hết sức cần thiết.
Hệ thống truyền hình số vệ tinh DVB-S/S2 của Việt Nam, hiện đang cung cấp dịch vụ, có một số đặc điểm chính như sau:
- Hoạt động truyền dẫn, tiếp sóng, trao đổi chương trình truyền hình chủ yếu thực hiện giữa các đài PTTH lớn, dung băng tần C của vệ tinh;
- Hoạt động phát sóng các chương trình truyền hình theo phương thức DTH trực tiếp đên máy thu của khách hàng dùng băng tần Ku của vệ tinh;
- Dung lượng phát đáp thuê từ vệ tinh Vinasat của Việt Nam;
- Chương trình phát sóng được các đài tự sản xuất hoặc mua bản quyền; Các kênh phát sóng theo chuẩn DVB-S/S2 gồm cả SD và HD;
- Hệ thống truyền dẫn tín hiệu từ nơi sản xuất chương trình đến trạm phát sóng chương trình sử dụng truyền dẫn cáp quang, thuê lại của các doanh nghiệp viễn thông trong nước;
- Thiết bị đầu cuối thu tín hiệu lắp đặt tại phía khách hàng chủ yếu là thiết bị nhập khảu từ các nhà sản xuất nước ngoài;
- Việc cấp phép triển khai hoạt động, cung cấp dịch vụ của hệ thống được quản lý bởi cơ quan chuyên ngành nhà nước là Bộ TTTT;
- Với đặc điểm như vậy, việc duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ truyền hình vệ tinh tại Việt Nam không chỉ cần những giải pháp thuần túy kỹ thuật, mà còn đòi hỏi các giải pháp tổng thể được triển khai đồng bộ từ cơ quan quản lý nhà nước, đến doanh nghiệp vận hành khai thác hệ thống cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng, vệ tinh, cũng như khách hàng sử dụng dịch vụ.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 15856/2019) tại Cục Thông tin KHCNQG.
Đ.T.V (NASATI)