Nghiên cứu phổ nhiễu xạ quang electron phát ra do laser xung cực ngắn và áp dụng cho trích xuất thông tin cấu trúc động lực phân tử
Cập nhật vào: Thứ năm - 05/05/2022 12:58 Cỡ chữ
Nhóm nghiên cứu của GS. TSKH. Lê Văn Hoàng tại Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu phổ nhiễu xạ quang electron phát ra do laser xung cực ngắn và áp dụng cho trích xuất thông tin cấu trúc động lực phân tử” từ năm 2018 đến năm 2019.
Mục tiêu của đề tài là tìm ra các hiệu ứng vật lý mới trong phổ nhiễu xạ quang electron phát ra do laser tương tác với phân tử (LIED), từ đó xây dựng cơ chế trích xuất thông tin động lực phân tử từ phổ LIED. Cụ thể
(i) xây dựng phương pháp ab initio tính toán số cho LIED và hoàn thiện phương pháp tính số HHG;
(ii) tiếp tục nghiên cứu chi tiết hiệu ứng giao thoa electron trong phổ HHG;
(iii) đồng thời tìm ra dấu hiệu giao thoa electron trong phổ HHG cho phân tử thẳng CO, CO2, O2, NO, N2;
(iv) trích xuất được thông tin cấu trúc động lực phân tử từ phổ LIED thực nghiệm với laser hồng ngoại 800 nm; (v) chỉ ra vai trò của phân cực lõi phân tử trong phổ LIED cũng như trong HHG;
(vi) đồng thời tách tiết diện tán xạ vi phân trong phổ LIED, HHG cho phân tử sử dụng laser, áp dụng cho việc trích xuất động phân tử.
Một số kết quả nổi bật của đề tài nghiên cứu:
1. Xây dựng được phương pháp giải phương trình Schrodinger dừng cho hệ nguyên tử và áp dụng giải số cho một số hệ quan trọng đồng thới áp dụng tốt cho các nội dung nghiên cứu khác về tương tác laser xung cực ngắn với nguyên tử/phân tử.
2. Xây dựng được bộ chương trình TDSE version 2 giải phương trình Schrodinger phụ thuộc thời gian cho tương tác phân tử với laser xung cực ngắn trên cơ sở mô hình một electron hoạt động cho phân tử. Bộ chương trình là thế mạnh của nhóm, áp dụng tốt cho các nghiên cứu trong đề tài.
3. Tìm được nghiệm giải tích chính xác cho bài toán nguyên tử hydro hai chiều với thế softCoulomb nằm trong từ trường có dạng khác nhau.
4. Khẳng định bằng tính toán ab initio cho hiệu ứng trộn hàm sóng (đối xứng và phản đối xứng) trong phổ HHG có giao thoa electron và hiệu ứng bù trừ sai số trong việc trích xuất thông tin từ HHG có giao thoa electron.
5. Tính toán được phổ LIED và sử dụng cho nghiên cứu trích xuất thông tin cấu trúc động lực phân tử.
6. Xây dựng mô hình tính DCS tán xạ nhiều lần xét đến dao động hạt nhân. Chỉ ra khả năng trích xuất thông tin cấu trúc, tham số dao động và tham số thế năng của phân tử từ phổ tán xạ electron-phân tử và phổ LIED.
7. Xây dựng được mô hình tính toán DCS bằng tán xạ nhiều lần, áp dụng tốt cho việc trích xuất thông tin cấu trúc phân tử từ LIED năng lượng tán xạ thấp sử dụng laser hồng ngoại 800 nm.
8. Chỉ ra hiệu ứng phân cực lõi phân tử và hiệu ứng lưỡng cực dịch chuyển lên phổ HHG với các phân tử thẳng khác nhau.
9. Kiểm chứng lý thuyết tái tán xạ định lượng QRS cho tinh thể chất rắn.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17101/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
N.P.D (NASATI)