Nghiên cứu xây dựng gói kỹ thuật canh tác tiên tiến nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng
Cập nhật vào: Thứ năm - 19/09/2024 00:13 Cỡ chữ
Việt Nam là một nước có truyền thống lâu đời và có nền văn minh lúa nước mà hiếm có quốc gia nào trên thế giới có được. Cùng với sự đa dạng về văn hóa, tài nguyên khíhậu và tập quán canh tác, Việt Nam còn cósự đa dạng về cơ cấu giống lúa phù hợp với các vùng sinh thái khác nhau. Điều này đã thúc đẩy sản xuất lúa phát triển một cách vượt bậc, nâng cao giá trị ngành hàng lúa gạo.
Với kết quả trên, từ năm 1989, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới. Sản lượng lúa gạo Việt Nam đã với tới 32,9 triệu tấn suốt từ năm 2000 đến 2002 và lượng gạo xuất khẩu hàng năm khoảng 3,5 triệu tấn gạo. Năm 2009 lần đầu tiên Việt Nam đạt 6,05 triệu tấn gạo xuất khẩu. Sản lượng xuất khẩu đó không những được duy trì mà còn tăng liên tiếp trong năm 2010 (6,75 triệu tấn); năm 2011 (7,10 triệu tấn) và năm 2019 xuất khẩu 6,37 triệu tấn gạo, tương đương 2,81 tỷ USD, tăng 4,1%. Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã cung cấp lương thực cho 120 nước trên toàn thế giới.
Sản xuất lúa tại Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), vựa lúa lớn thứ 2 của cả nước với hơn 1 triệu ha, chiếm 88% diện tích cây lương thực của vùng và chiếm khoảng 14% diện tích gieo trồng lúa của cả nước, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu. Năng suất lúa đạt cao nhất ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình. Thời gian qua, việc áp dụng những tiến bộ khoa hoc̣ kỹ thuật về giống và kỹ thuật góp phần tăng năng suất và sản lượng lúa gạo. Tuy nhiên, cùng với những thành tựu đã đạt được, hiệu quả sản xuất lúa đem lại còn thấp do chi phí sản xuất cao và giá cả đầu ra thiếu ổn định. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong sản xuất lúa vùng ĐBSH: i) Chưa áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật về sản xuất lúa, giống lúa mới có nhiều song rất ít giống đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu; ii). Trong quá trình canh tác còn sử dụng nhiều phân bón hóa học, bón phân không cân đối gây hiện tượng lốp đổ, sâu bệnh gây hại làm giảm năng suất và chất lượng (Nguyễn Văn Bộ, 2014); iii). Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và phương thức sử dụng thuốc BVTV chưa đúng ảnh hưởng đến giảm chất lượng lúa gạo và gây ô nhiễm môi trường; iv). Ruộng lúa thường xuyên để ngập nước gây lãng phí nguồn tài nguyên nước và tăng mức độ phát thải khí nhà kính (Trần Viết Ổn và ctv., 2010). Tỷ lệ cơ giới hóa trong các công đoạn canh tác lúa còn thấp, mới chỉ tập trung ở công đoạn làm đất, gieo cấy và thu hoạch, tuy nhiên còn thiếu đồng bộ dẫn đến thất thoát nhiều 2 trong thu hoạch, giảm chất lượng nông sản, gây ô nhiễm môi trường (Nguyễn Thành Hối và Nguyễn Bảo Vệ, 2007a, 2007b).
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ trong nước và trên thế giớ i , gạo Việt Nam phải đạt tiêu chuẩn hơn cả về chất lượng lẫn số lượng . Một số thị trường khó tính đòi hỏi hạt “gạo sạch” không sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, không sử dụng nhiều phân bón. Đã có nhiều thiết bị kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất lúa như “3 giảm, 3 tăng”, ngoài ra còn có chương trình mới “1 phải, 5 giảm” nhưng mới chỉ được áp dụng một cách riêng lẻ, chưa đồng bộ thành một gói kỹ thuật canh tác nên chưa giải quyết được một cách tổng thể các vấn đề trong canh tác lúa của vùng. Bên canh đó, các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất lúa của vùng.
Từ các vấn đề nêu trên, PGS.TS. Trịnh Khắc Quang cùng nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng gói kỹ thuật canh tác tiên tiến nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng” với mục tiêu: Nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên cơ sở nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp canh tác tiên tiến nhằm làm gia tăng giá trị, giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất lúa tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng.
Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thực hiện đầy đủ các nội dung nghiên cứu như đã được phê duyệt. Các sản phẩm khoa học công nghệ đạt về khối lượng và chất lượng như đăng ký cụ thể như sau:
- Đã hoàn thiện nội dung điều tra đánh giá hiện trạng sản việc ứng dụng các TBKT trong canh tác lúa ở vùng ĐBSH, xây dựng 04 chuyên đề đánh giá về hiện trạng và phân tích các yêu tố hạn chế trong sản xuất lúa vùng ĐBSH; Tổ chức 01 hội thảo tham vấn khoa học và xây dựng dự thảo Quy trình kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến cho vùng ĐBSH.
- Thực hiện đầy đủ các nội dung nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác lúa cho vùng ĐBSH gồm thử nghiệm dự thảo quy trình kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến và nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật mới để hoàn thiện Quy trình cho các tiểu vùng sinh thái vùng ĐBSH gồm: Đã hoàn thiện Quy trình Gói kỹ thuật tiên tiến cho canh tác lúa bằng việc tích hợp các tiến bộ kỹ thuật đã được công bố và các kết quả nghiên cứu mới, cụ thể như sau: Quy trình được chi tiết theo đặc điểm đất đai các tiểu vùng sinh thái của vùng ĐBSH với các phương thức, tiến bộ kỹ thuật mới được cập nhật; Kỹ thuật sản xuất mạ khay, máy cấy với giá thể được nghiên cứu cải tiến có tính thông dụng, dễ thực hiện ở quy mô nhỏ lẻ, tăng khả năng ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa; Kỹ thuật gieo sạ, bón phân bằng máy phun hạt, phun phân giúp giảm lượng giống sử dụng từ 10-15%; Kỹ thuật phun thuốc BVTV với máy dải rộng phun được đồng loạt trên diện rộng trong cùng một khoảng thời gian ngắn (15-20 ha/ ngày), dập dịch nhanh nên có thể giảm được 1-3 lần phun xịt/ vụ, giảm được lượng thuốc bảo vệ thực vật từ 40-60%, tăng hiệu quả phòng trừ và tiết kiệm nhân công lao động; Khuyến cáo sử dụng phân bón cân đối, hợp lý với lượng bón giảm 15-35% trong; Kỹ thuật sử dụng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma phân hủy rơm rạ tăng năng suất lúa; Khuyến cáo áp dung kỹ thuật tưới nước tiết kiệm ở những vùng có điều kiện phù hợp để tiết kiệm nguồn nước và giảm phát thải nhà kính từ 8-15% và khuyến cáo chiều cao cắt lúa giảm tỷ lệ hao hụt trong khâu thu hoạch xuống dưới 3%. Quy trình đã được công nhận là Tiến bộ kỹ thuật theo QĐ số quyết định số 321/QĐ-TT-CLT ngày 11/122020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Đã xây dựng được 10 mô hình liên kết sản xuất lúa hàng hóa theo “Quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến trong sản xuất lúa ở các tỉnh ĐBSH với quy mô 240ha tại Hải Dương, Hà Nội, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định. Các mô hình đã ứng dụng đồng bộ các giải pháp về cơ giới hóa: gieo mạ khay - cấy máy, hoặc dùng máy gieo sạ; phun thuốc trừ sâu bằng máy phun áp lực dải rộng; bón phân bằng máy phun phân bón và thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp đem lại lợi nhuận trung bình từ 25 - 30 triệu đồng/ha, cao hơn so với canh tác theo tập quán cũ từ từ 8-10 triệu đồng/ha (tương đương 27-46%).
- Đã chuyển giao Quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến trong sản xuất lúa cho vùng ĐBSH cho Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Bình và Hải Dương để thử nghiệm và ứng dụng vào sản xuất lúa đại trà trong năm 2021, quy mô trên 10.000/năm.
Có thể tìm đọc toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 20199/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
Đ.T.V (NASATI)