Nghiên cứu xây dựng gói kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất ngô ở các tỉnh miền Bắc
Cập nhật vào: Thứ tư - 07/10/2020 22:20
Cỡ chữ
Ngô lai là một trong những thành tựu khoa học có ý nghĩa to lớn trong phát triển nông nghiệp thế giới từ đầu thế kỷ 20 tới nay. Theo tính toán của D. N. Dwvick (1996) mức tăng năng suất của ngô của Mỹ giai đoạn 1930-1990 là 103 kg/ha/năm (chiếm 61% mức tăng).
Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực quan trọng đứng thứ 2 sau lúa. Năng suất Ngô đến cuối những năm 1970 chỉ đạt 10 tạ/ha do vẫn trồng các giống ngô địa phương với kỹ thuật canh tác lạc hậu. Từ những năm 1980, nhờ hợp tác với Trung tâm cải tạo ngô và lúa mỳ quốc tế (CIMMYT) nhiều giống ngô cải tiến được trồng ở nước ta, góp phần tăng năng suất lên gần 15 tạ/ha vào đầu những năm 1990.
Ngành sản xuất ngô Việt Nam thực sự có tăng trưởng mạnh từ năm 1990 đến nay, gắn liền với việc ngày càng nhiều giống ngô lai được tạo ra và mở rộng sản xuất, đồng thời cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác theo yêu cầu của giống mới. Năm 2014, sản xuất ngô đạt kỷ lục cả ba chỉ tiêu, diện tích trồng là 1178,9 nghìn ha (trong đó trên 90% diện tích trồng ngô lai), năng suất đạt 44,0 tạ/ha (giảm 0,4 tạ so với năm 2013), sản lượng đạt 5200 nghìn tấn (Bộ NN và PTNT ngày 25/12/2014). Tuy vậy sản xuất ngô trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu, hàng năm nước ta phải nhập khẩu lượng lớn ngô nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi.
Hiện nay, một vấn đề mà ngành sản xuất ngô ở Việt Nam đang cần tập trung giải quyết là năng suất thấp, chi phí đầu tư cho sản xuất cao dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, khả năng canh tranh thấp so với sản xuất trên thế giới. Để hoàn thiện, xây dựng quy trình canh tác ngô phù hợp với điều kiện tự nhiên góp phần tăng trưởng sản xuất ngô trên phạm vi cả nước, các nội dung nghiên cứu cuả Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng gói kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất ngô ở các tỉnh miền Bắc” đã được triển khai thực hiện tại các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hoà Bình, Sơn La, Hưng Yên, Hà Nam và Hà Nội. Do nhóm nghiên cứu bao gồm: Cơ quan chủ trì Viện nghiên cứu Ngô cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài PGS.TS. Lê Quốc Thanh thực hiện với mục tiêu: Xác định được gói kỹ thuật (giống và biện pháp kỹ thuật) canh tác các giống ngô lai tiên tiến đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao đảm hiệu quả kinh tế tăng 15 - 25% cho người nông dân trồng ngô ở các tỉnh phía Bắc (Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng và miền núi phía Bắc).
Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:
Tiến hành điều tra tình hình sản xuất ngô, mức độ cơ giới hóa trong sản xuất ngô ở một số địa phương đại diện cho áp dụng từng gói kỹ thuật.Kết quả điều tra đã đánh giá được thực trạng sản xuất ngô ở các tỉnh đại diện cho sản xuất ngô trên đất dốc vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa và Nghệ An), vùng miền núi nơi có điều kiện thâm canh cao (Hòa Bình và Sơn La) và sản xuất ngô Đông trên đất sau hai vụ lúa ở vùng đồng bằng sông Hồng (Hưng Yên và Hà Nội) đó là:
- Sản xuất ngô manh mún, nhỏ lẻ;
- Gieo trồng, chăm sóc ngô chưa theo quy trình, bón phân không đủ số lượng, mất cân đối các loại phân;
- Thiếu lao động trầm trọng về cả số lượng và chất lượng.
- Ít sử dụng cơ giới hóa trong quá trình sản xuất chế biến ngô;
- Ít sử dụng thuốc trừ cỏ đặc và các loại thuốc dụng cho cây ngô, phòng trừ sâu sâu bệnh hại cho ngô không kịp thời
- Thu hoạch muộn đãn đến tổn thất sau thu hoạch và chất lượng sản phẩm thấp.
Đã xác định được bộ giống ngô phù hợp với điều kiện canh tác cho từng gói kỹ thuật, cụ thể:
- Bộ giống cho canh tác ngô ở vùng cao đất dốc vùng Bắc Trung Bộ bao gồm các giống CS71 và P4199.
- Bộ giống cho canh tác ngô ở vùng miền núi, nơi có điều kiện thâm canh gồm: GS9998, LVN 146, CS71, DK8868, DK9901 và NK7328
- Bộ giống cho canh tác ngô Đông trên đất sau hai vụ lúa ở vùng đồng bằng sông Hồng gồm các giống LVN885, NK4300, DK6818 và VS36.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 15821/2019) tại Cục Thông tin KHCNQG.
Đ.T.V (NASATI)