Thiết kế chế tạo thiết bị hoạt động trị liệu tương tác kết hợp kỹ thuật nhận dạng hình ảnh và bài tập
Cập nhật vào: Thứ ba - 01/09/2020 11:25 Cỡ chữ
Phục hồi chức năng cho bệnh nhân là để phòng ngừa và làm giảm tối đa các di chứng, tạo cơ hội bình đẳng, sớm đưa người bệnh trở lại hòa nhập với cuộc sống gia đình và xã hội. Đã có nhiều phương pháp phục hồi chức năng vận động của chi trên cho bệnh nhân tai biến mạch máu não, tổn thương tủy sống…được nghiên cứu và áp dụng vào thực tế trên thế giới từ rất lâu. Nhìn chung có thể chia thành tập vận động thụ động, tập vận động chủ động có trợ giúp và tập vận động chủ động.
Các nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy rằng việc trị liệu là hiệu quả hơn nếu người bệnh tự khởi đầu bài tập luyện (self-initiated) và tích cực tập luyện (selfmotivate) trong suốt quá trình phục hồi chức năng. Đồng thời nếu các bài tập luyện có tính lặp lại được tổ chức dưới dạng các trò chơi tương tác (interactive) hướng theo nhiệm vụ (task-oriented) với các cấp độ tăng dần thì hiệu quả trị liệu cũng được cải thiện.
Dựa trên cơ sở của những phát hiện trên, thiết bị hoạt động trị liệu tương tác với các bài tập dưới dạng trò chơi đã được nghiên cứu, phát triển, ứng dụng để nâng cao hiệu quả tập luyện phục hồi chức năng của các bệnh nhân bị suy giảm chức năng vận động của chi trên. Theo xu thế này, nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội do TS. Nguyễn Việt Dũng làm chủ nhiệm, đã thực hiện đề tài: “Thiết kế chế tạo thiết bị hoạt động trị liệu tương tác kết hợp kỹ thuật nhận dạng hình ảnh và bài tập”.
Đề tài đã chế tạo được 3 thiết bị hoạt động trị liệu tương tác kết hợp kỹ thuật nhận dạng hình ảnh và bài tập để phục hồi chức năng cho các bệnh nhân suy giảm chức năng vận động của chi trên ở mức độ nhẹ và vừa. Các tính năng của thiết bị là tương đương với sản phẩm Armeo Boom của hãng Hocoma. Cụ thể như sau:
Bảng: So sánh với thiết bị tương đương Armeo Boom của hãng Hocoma
Đề tài đã đưa ra báo cáo đánh giá hiệu quả thử nghiệm thực tế của thiết bị.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 15160) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
N.P.D (NASATI)
phục hồi, phòng ngừa, tối đa, cơ hội, bình đẳng, trở lại, gia đình, xã hội, phương pháp, tai biến, mạch máu, tổn thương, tủy sống, nghiên cứu, áp dụng, thực tế, thế giới, có thể, thụ động