Tổng hợp nanocomposit SiO2-Polypyrol mang ức chế ăn mòn và nghiên cứu cơ chế hoạt động trong lớp phủ bảo vệ hữu cơ
Cập nhật vào: Thứ sáu - 23/07/2021 04:57 Cỡ chữ
Nhằm tổng hợp và nghiên cứu cấu trúc, tính chất của SiO2-polypyrol và SiO2-polypyrol mang ức chế ăn mòn không độc kích thước nano. Chế tạo các lớp phủ epoxy chứa nanocomposit SiO2-polypyrol và SiO2-polypyrol mang ức chế ăn mòn. Đánh giá khả năng bảo vệ chống ăn mòn của lớp phủ và nghiên cứu xác định cơ chế hoạt động của nanocomposit SiO2-polypyrol và SiO2-polypyrol mang ức chế ăn mòn trong lớp phủ, nhóm nghiên cứu do PGS. TS. Đinh Thị Mai Thanh - Viện Kỹ thuật nhiệt đới - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã đề xuất và được thực hiện đề tài: “Tổng hợp nanocomposit SiO2-Polypyrol mang ức chế ăn mòn và nghiên cứu cơ chế hoạt động trong lớp phủ bảo vệ hữu cơ”.
Qua các tài liệu công bố và kinh nghiệm nghiên cứu, nhóm đề tài nhận thấy nanocomposit SiO2-polypyrol có khả năng trao đổi anion nên có thể mang các chất ức chế ăn mòn như các anion của nhóm cacboxylic, molipdat… và hoạt động như pigment ức chế ăn mòn trong lớp phủ. Bên cạnh đó nanocomposit SiO2-polypyrol có tác dụng gia cường tính chất cho lớp phủ hữu cơ. Vì vậy nhóm đề tài muốn kết hợp các tính chất của nanocomposit SiO2-polypyrol vừa mang ức chế ăn mòn vừa có tác dụng gia cường tính chất cơ lý trong lớp phủ hữu cơ bảo vệ chống ăn mòn kim loại.
Sau một thời gian triển khai thực hiện, nhóm đề tài thu được các kết quả sau:
1. Đã tổng hợp, phân tích cấu trúc, tính chất của SiO2-polypyrol và SiO2-polypyrol mang ức chế ăn mòn.
- Tổng hợp nanocomposit SiO2-polypyrol và SiO2-polypyrol mang ức chế ăn mòn.
- Nghiên cứu cấu trúc, tính chất của nanocomposit SiO2-polypyrol và SiO2-polypyrol mang ức chế ăn mòn.
- Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn thép của nanocomposit SiO2-polypyrol và SiO2- polypyrol mang ức chế ăn mòn.
2. Đã chế tạo và nghiên cứu cấu trúc, tính chất của các lớp phủ hữu cơ chứa nanocomposit SiO2-polypyrol và SiO2-polypyrol mang ức chế ăn mòn.
- Chế tạo lớp phủ epoxy chứa nanocomposit SiO2-polypyrol hoặc SiO2-polypyrol mang ức chế ăn mòn. Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ, điều kiện chế tạo, các tính chất cơ lý.
- Phân tích cấu trúc của lớp epoxy chứa nanocomposit SiO2-polypyrol hoặc SiO2-polypyrol mang ức chế ăn mòn và sự phân tán của hạt SiO2-polypyrol hoặc SiO2-polypyrol mang ức chế ăn mòn trong lớp phủ.
3. Đã đánh giá khả năng bảo vệ chống ăn mòn của lớp phủ epoxy chứa nanocomposit SiO2- polypyrol hoặc SiO2-polypyrol mang ức chế ăn mòn và nghiên cứu cơ chế hoạt động của SiO2-polypyrol và SiO2-polypyrol mang ức chế ăn mòn trong lớp phủ.
- Đánh giá độ bền ăn mòn của lớp phủ epoxy chứa nanocomposit SiO2-polypyrol hoặc SiO2-polypyrol mang ức chế ăn mòn bằng phương pháp tổng trở điện hóa.
- Nghiên cứu lựa chọn hàm lượng tối ưu của nanocomposit SiO2-polypyrol hoặc SiO2-polypyrol mang ức chế ăn mòn trong lớp phủ epoxy.
- Nghiên cứu cơ chế hoạt động của nanocomposit SiO2-polypyrol và SiO2-polypyrol mang ức chế ăn mòn trong lớp phủ.
- Thử nghiệm gia tốc mù muối các hệ lớp phủ epoxy chứa nanocomposit SiO2- polypyrol hoặc SiO2-polypyrol mang ức chế ăn mòn.
Đề tài đã tìm được điều kiện thích hợp để tổng hợp các vật liệu nanocomposit SiO2-polypyrol và SiO2-polypyrol mang ức chế ăn mòn oxalate và dodecyl sulfat bằng phương pháp kết tủa sol-gel. Đồng thời đã đánh giá khả năng bảo vệ chống ăn mòn cho thép CT3 của lớp phủ hữu cơ PVB và epoxy có chứa nanocomposit SiO2-polypyrol và SiO2-polypyrol mang ức chế ăn mòn. Kết quả cho thấy sự có mặt của nanocomposit SiO2-polypyrol và SiO2-polypyrol mang ức chế ăn mòn đã làm tang khả năng bảo vệ thép CT3 cho màng sơn PVB và epoxy. Các kết quả thu được phù hợp với các nội dung đã thuyết minh trong đề cương đăng ký và đã được công bố trên tạp chí Journal of Nanoscience and Nanotechnology, International Journal of Corrosion, Journal of Electronic Materials, Tạp chí Hóa học và Tạp chí Khoa học và Công nghệ.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 16364/2019) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
P.T.T (NASATI)