Xây dựng hệ thống đường ống áp lực cho Modul cấp nước không dùng điện theo công nghệ mới (PAT) tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
Cập nhật vào: Thứ ba - 06/04/2021 14:54 Cỡ chữ
Trên khu vực Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn, cung cấp nước là một nhiệm vụ cấp thiết do đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn và địa chất. Ở các vùng núi đá vôi, nước có độ thẩm thấu cao, hầu hết nước được tìm thấy trong các hang động hoặc ở dưới các vực sâu dẫn đến khả năng khai thác và sử dụng nước trở nên khó khăn cho người dân sống trong khu vực. Kết hợp với điều kiện mưa chỉ tập trung vào 3-4 tháng vào mùa hè đã dẫn đến việc thiếu nước nghiêm trọng trong vùng nghiên cứu đặc biệt là vào mùa khô. Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là thành viên của mạng lưới công viên địa chất toàn cầu năm 2010. Đồng nghĩa với hi vọng làm tăng lượng khách du lịch trong vùng và tạo cơ hội cho phát triển kinh tế đồng thời nó cũng làm tăng nhu cầu sử dụng nước do đó làm trầm trọng thêm vấn đề đã tồn tại là sự khan hiếm nước.
Nhiệm vụ được phê duyệt và triển khai dựa trên tình trạng là kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả đó là nhiệm vụ nghị định thư với tiêu đề “Nghiên cứu triển khai công nghệ khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước ở các vùng núi đá vôi Việt Nam, áp dụng thử nghiệm ở một số khu vực thuộc Công viên Địa Chất toàn cầu Cao Nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang (Kawatech)”. Đây là nhiệm vụ có sự hợp tác sâu và rộng giữa các đối tác CHLB Đức và Việt Nam.
Nhiệm vụ có sự đầu tư lớn không chỉ về các hạng mục nghiên cứu mà còn các hạng mục đầu tư cơ bản nhằm xây dựng thử nghiệm công nghệ bơm PAT vào thủy điện Séo Hồ thuộc xã Thài Phìn Tủng và thị trấn Đồng Văn tỉnh Hà Giang.
Hạng mục xây dựng đường ống áp lực ban đầu thuộc phạm vi đầu tư từ nguồn vốn của UBND tỉnh Hà Giang, tuy nhiên, sau đó tỉnh Hà Giang nhận thấy hạng mục công việc đòi hỏi kỹ thuật cao, chưa có tiền lệ trọng việc xây dựng trên địa bàn tỉnh và các khu vực lân cận nên đã có công văn gửi Bộ Khoa học và Công nghệ xin giúp đỡ để thực hiện hạng mục công việc xây dựng hệ thống đường ống áp lực và được Bộ đồng ý giúp với cam kết hỗ trợ một phần vật liệu đường ống đồng thời phối hợp với Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam kết hợp với đối tác CHLB Đức cùng triển khai nhiệm vụ. Từ đó Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã chủ động tiếp cận và triển khai nhiệm vụ với tiêu đề “Xây dựng hệ thống đường ống áp lực cho Modul cấp nước không dùng điện theo công nghệ mới (PAT) tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang” với mục tiêu: Nghiên cứu, lắp đặt thử nghiệm đường ống cấp nước cho trạm bơm PAT tại trạm thủy điện Séo Hồ để bơm nước lên khoảng độ cao 542m, từ đó phân phối tự chảy cấp cho Thị trấn huyện lỵ Đồng Văn và các bản lân cận;
Đề tài đã đạt được một số kết quả đáng chú ý như sau:
Nhiệm vụ đã xây dựng thành công hệ thống tuyến ống f » 300mm với chiều dài: 42.2m trích nước từ đường ống cũ của thủy điện Séo Hồ dẫn về hệ thống bơm PAT và hệ thống đường ống có f » 150mm với tổng chiều dài: 2404,7m với áp suất cực đại lên đến 80bar ở phần thấp nhất hoàn toàn bằng hàn điện, nối từ Thủy điện Séo Hồ lên đỉnh Má Ú thuộc xã Thài Phìn Tủng huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang.
Các giải pháp và quy trình lắp đặt đã được tuân thủ nghiệm ngặt như lắp đặt 20 khớp giãn nhiệt ở các doạn ống lộ thiên, 02 van xả khí ở các vị trí nhô cao của đường ống, và nhiều các loại cút có hình dạng khác nhau.
Các số liệu thống kê về trong quá trình thi công để nói lên mức độ tin tưởng của đường ống như 100% các mối hàn được theo dõi, giám sát bằng mắt thường ngoài thực địa, 98% mối hàn được kiểm tra qua công tác siêu âm và loại bỏ các mối hàn bị khuyết tật, toàn bộ hệ thống sau khi thi hoàn thiện được thử áp thành công, tại điểm thấp nhất áp lực nước lên đến 80bar.
Toàn bộ hệ thống đã trải qua quá trình chạy thử nghiệm thành công ngoài thực địa.
Để đi đến hoàn thành, nhiệm vụ cũng đã phải xin phép gia hạn hai lần với tổng thời gian giãn tiến độ hơn một năm. Tuy nhiên, tập thể tác giả đã học được rất nhiều và có nhiều đóng góp hiệu quả cho các công trình xây dựng trên miền núi, đặc biệt trong các nhiệm vụ đặc biệt khó khăn đến từ yêu cầu kỹ thuật, mức độ khó khan về điều kiện thi công, nguồn vốn thấp và nhân lực lao động khan hiếm.
- Công tác nghiên cứu, lựa chọn đường tuyến ống và thiết kế đường ống dựa trên kết quả của dự án KaWaTech nhìn chung được áp dụng triệt để và có sự định hướng nhất định. Nhưng thực tế thi công đã xuất hiện rất nhiều các vấn đề cần phải được đánh giá và có ý kiến chuyên gia như: xử lý thay đổi đặc điểm bố trí mố neo thành mố trọng lực của các mố M2, M6 và M7 hay khắc phục sửa chữa mố cũ của hệ thống Thủy Điện Séo Hồ…
- Quyết định thay đổi độ dày đường ống do nhu cầu khan hiếm hiếm hàng hóa của các đơn vị cung cấp đã được tập thể tác giả.
- Cùng với phía đối tác CHLB Đức đánh giá lại đường ống và xác nhận không nhất thiết phải xây dựng thêm hệ thống tháp điều hòa vì đường ống ổn định 136 và khả năng xảy ra hiện tượng nước va là rất thấp với hệ thống đường nước cấp cũng như chi phí vận hành và bảo dưỡng cho hệ thống đòi hỏi chuyên môn cao và tốn kém không cần thiết.
- Đưa ra hệ quy chiếu về đổ và đánh giá chất lượng bê tông kết hợp giữa tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn của nhiệm vụ để áp dụng vào thực tiễn thi công công trình. - Đưa ra quy trình đơn giản giúp cho các đơn vị thi công, giám sát và các nhà khoa học đánh giá, quản lý được các mối hàn chịu áp ở ngay giai đoạn quản lý mối hàn bằng mắt thường.
- Áp dụng bộ tiêu chí đánh giá và sàng lọc nhân lực hàn áp lực cao để đưa vào thực tiễn cũng như đào tạo nhân lực nhằm đẩy nhanh tiến độ công việc
- Yếu tố quản lý chất lượng được đẩy lên cao khi có sự tham gia liên tục của các nhà khoa học và tư vấn giám sát của chính tập thể tác giả cũng như các nhà chuyên môn đến từ phía CHLB Đức đóng góp lớn trong sự thành công và chất lượng của công trình.
Có thể tìm đọc toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu (Mã số 16435/2019) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
P.K.L (NASATI)