Xây dựng mô hình liên kết sản xuất cây dược liệu tại 3 xã Quyết Tiến, Thanh Vân huyện Quản Bạ (Hà Giang) và xã Y Tý huyện Bát Xát (Lào Cai)
Cập nhật vào: Thứ tư - 16/06/2021 05:14 Cỡ chữ
Việt Nam là nước có tiềm năng to lớn, có thể trở thành một "cường quốc" về dược liệu, trong khi nhu cầu sử dụng dược liệu để phòng và chữa bệnh ngày càng tăng nhanh, kể cả trong nước và thế giới. Theo thống kê của WHO, ở Trung Quốc doanh số thị trường thuốc từ dược liệu đạt 26 tỷ USD (năm 2008, tăng trưởng hàng năm đạt trên 20%); Mỹ đạt 17 tỷ USD (2005); Nhật Bản đạt 1,1 tỷ USD (2006); Hàn Quốc 250 triệu USD (2007)… Tính chung toàn thế giới, hàng năm doanh thu thuốc từ dược liệu ước đạt trên 820 tỷ USD. Tại Việt Nam, ngành dược hàng năm sử dụng hoảng 60.000 tấn dược liệu các loại. Nhu cầu ngày ngày càng tăng theo xu thế chung của thế giới và định hướng phát triển ngành dược liệu nước ta đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Chuyển đổi những cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu hàng hóa là một hướng đi đúng đắn của ngành trồng trọt, có thể áp dụng cho nhiều địa phương trong cả nước. Một mặt, việc chuyển đổi này góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng cho ngành nông nghiệp, nâng cao GTGT, tăng thu nhập cho người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Mặt khác, phát triển cây dược liệu là giải pháp tất yếu và cấp bách để giải pháp các vấn đề lớn hiện nay của ngành Dược Việt Nam.
Để khẩn trương hiện thực hóa chủ trương về phát triển cây dược liệu, đưa nhanh công nghệ tiến bộ vào sản xuất để nâng cao hiệu quả và tính bền vững của cây dược liệu như đã nói trên, cần triển khai các dự án xây dựng mô hình có hiệu quả cao về sản xuất, chế biến tiêu thụ dược liệu, làm cơ sở nhân rộng một cách bền vững ngành sản xuất cây dược liệu ở các vùng miền. Hà Giang và Lào Cai là 2 tỉnh phía Bắc có tiềm năng trong việc phát triển cây dược liệu. Một số nông dân huyện Quản Bạ (Hà Giang) và Bát Xát (Lào Cai) đã trồng và có thu nhập khá cao.
Để giúp cho hai tỉnh này phát huy tốt hơn lợi thế vốn có, khắc phục được những hạn chế, yếu kém trong sản xuất, tiêu thụ cây dược liệu, đồng thời làm mô hình điểm để nhân rộng cho cả nước, Bộ Nông nghiệp và PTNT và Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 đã giao cho CTy Bình Minh là đơn vị chủ trì cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài Kĩ sư Sái Minh Đạo triển khai thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình liên kết sản xuất cây dược liệu nhằm khai thác lợi thế và thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất nhằm tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc miền núi tại 3 xã Quyết Tiến, Thanh Vân huyện Quản Bạ (Hà Giang) và xã Y Tý huyện Bát Xát (Lào Cai) góp phần xây dựng nông thôn mới” với mục tiêu tạo mô hình thực tiễn và mô hình liên kết có tính nhân rộng về chuyển đổi cơ cấu sản xuất bằng cây dược liệu phù hợp lợi thế, tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao, tăng thu nhập, góp phần XĐGN cho đồng bào miền núi.
Sau 20 tháng triển hai, từ tháng 11/2015 đến tháng 6/2017, Dự án đã tiến hành đầy đủ toàn bộ các nội dung công việc được giao và hoàn thành, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sản phẩm để ra. Kết quả của Dự án được thể hiện ở những nội dung sau:
1) Đã nghiên cứu bổ sung các cơ sở hoa học và thực tiễn để triển hai thực hiện Dự án, nhằm xây dựng được mô hình liên kết sản xuất cây dược liệu ở Hà Giang và Lào Cai. Trong đó, tập trung nghiên cứu lựa chọn công nghệ sẽ được chuyển giao ứng dụng trong Dự án, đảm bảo xuất xứ, tính tiên tiến của công nghệ; nghiên cứu tính phù hợp của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, cũng như chủ trương, đường lối, cơ chế chính sách hiện có các tỉnh và của của Nhà nước đối với phát triển trồng cây dược liệu. Ngoài ra Dự án cũng nghiên cứu lựa chọn các giải pháp và phương pháp thực hiện Dự án
2) Đã tiến hành điều tra, khảo sát để làm cơ sở triển khai Dự án. Dự án đã tiến hành đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp và trồng cây dược liệu; tình hình chuyển đổi các cây trồng hiệu quả thấp sang trồng cây dược liệu ở hai tỉnh Hà Giang, Lào Cai và trực tiếp ở các huyện, xã triển khai Dự án (là 03 xã Quyết Tiến, Thanh ân thuộc hiện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, Y Tý thuộc huyện át Xát tỉnh Lào Cai). Đã xác định địa điểm cụ thể, nhu cầu và tiềm năng chuyển đổi cây trồng sang trồng cây dược liệu có hiệu quả cao, quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp và cây dược liệu; đồng thời xác định hả năng xây dựng các mô hình theo quy mô được yêu cầu của Dự án, như số hộ có tham gia các mô hình; diện tích xây dựng các mô hình... Mặt khác, thông qua công tác điều tra, khảo sát địa bàn đã tiến hành ký hợp đồng phối hợp triển hai Dự án với các địa phương xã, huyện.
Kết quả điều tra khảo sát đã được trình bày thành các báo cáo sản phẩm về hiện trạng sản xuất nông nghiệp tại các xã được chọn làm địa bàn triển khai dự án; xác định khả năng chuyển đổi cây trồng hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây dược liệu trên địa bàn triển khai dự án.
3) Quy trình sản xuất thâm canh các cây dược liệu là công nghệ cốt lõi của Dự án để xây dựng các mô hình và chuyển giao cho người dân. Dự án đã xây dựng, hoàn thiện 05 quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng, thu hoạch, sơ chế, chế biến, bảo quản 05 loại cây dược liệu cho các địa bàn Dự án, gồm cây đảng sâm, hà thủ ô, tục đoạn, tam thất và xuyên khung. Trong các quy trình đã xác định rõ yêu cầu chất lượng và phương pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng; kỹ thuật trồng dược liệu; kỹ thuật thu hái, vận chuyển, sơ chế, chế biến, đóng gói, ghi nhãn và bảo quản cho từng loại dược liệu.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 16447/2019) tại Cục Thông tin KHCNQG.
Đ.T.V (NASATI)
tiềm năng, to lớn, có thể, trở thành, cường quốc, dược liệu, trong khi, nhu cầu, sử dụng, ngày càng, thế giới, thống kê, quốc doanh, thị trường, ngày ngày, xu thế, định hướng, phát triển