Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao hiệu quả hồ treo cấp nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc vùng cao núi đá Tây Bắc
Cập nhật vào: Thứ hai - 21/11/2022 13:06 Cỡ chữ
Hiện nay, các hồ treo được xây dựng tại các tỉnh miền núi phía Bắc mang lại hiệu quả đầu tư, góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng nước, cũng như nâng cao chất lượng đời sống của bà con khu vực khó khăn. Bên cạnh những hiệu quả mà công trình hồ treo mang lại, vẫn tồn tại một số vấn đề: (i) công trình xuống cấp: nứt đáy, rò rỉ thấm nước. (ii) nước trong hồ bị ô nhiễm rong rêu tảo vi sinh. (iii) mô hình quản lý khai thác vận hành sử dụng bị bỏ ngỏ.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, nhóm nghiên cứu của TS. Lương Văn Anh tại Trung tâm Tư vấn và Chuyển giao công nghệ Cấp nước và vệ sinh môi trường đã thực hiện đề tài: “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao hiệu quả hồ treo cấp nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc vùng cao núi đá Tây Bắc” từ năm 2018 đến năm 2019.
Đề tài nhằm thực hiện các mục tiêu sau: xây dựng được mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để cải tạo và nâng cao hiệu quả hồ treo cấp nước ở vùng cao núi đá Hà Giang; ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật trong công tác quản lý công trình Hồ treo, góp phần đạt hiệu quả cấp nước và đảm bảo tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nguồn nước sạch hướng tới hoàn thành mục tiêu số 17.1 của tiêu chí số 17 về môi trường của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Đến nay, toàn bộ 4 bể lọc tại 4 hồ treo và 30 thiết bị thu trữ nước cùng các hạng mục phụ trợ đã hoàn thiện trên địa bàn 4 huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang đã được đưa vào sử dụng, kịp thời xử lý nước và tích trữ nước mùa mưa phục vụ nhu cầu sử dụng nước của người dân địa phương ngay trong mùa khô năm 2019, nước sau bể lọc tại 4 hồ treo đã được kiểm tra, chất lượng đảm bảo theo QCVN 02:2009/BYT.
Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ nâng cao hiệu quả cấp nước hồ treo góp phần làm tăng tỷ lê ̣người dân được sử dụng nước sạch từ hồ treo 38,5% tương đương với hơn 3.550 người và với mô hình lắp đặt thiết bị thu trữ nước trong khu dân cư sống xa hồ treo cấp nước tại chỗ thêm cho hơn 1.500 người góp phần giải phóng sức lao động cho phụ nữ và trẻ em vùng cao, tạo cảnh quan, cải thiện môi trường khu vực.
Việc xây dựng mô hình tại vùng cao cần tận dụng nguồn tài nguyên đất, nước, nguồn lao động tại chỗ và công trình hồ treo đã được xây dựng từ trước để nâng cao chất lượng nước trong hồ kết hợp lắp đặt thiết bị thu, trữ nước tại khu dân cư sống xa hồ treo phục vụ cấp nước sinh hoạt cho đồng bào, mang lại hiệu quả cấp nước cho người dân, đặc biệt trong những tháng mùa khô
Viêc xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ nâng cao hiệu quả cấp nước Hồ treo tại 04 huyện vùng cao núi đá Hà Giang sẽ làm tăng tỷ lê ̣số người đươc̣ hưởng lợi so với số người đươc hưởng lơi từ trước khi thực hiện dự án. Bên cạnh đó, viêc cung cấp 30 bể chứa nước mưa inox có thiết bị loại bỏ nước mưa đầu trận sẽ cung cấp cho khoảng 1.500 người và tăng thêm 0,6% số người hưởng lợi đươc sử dụng nước HVS từ nguồn nước mưa.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17734/2019)) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
N.P.D (NASATI)