Tác động kinh tế - xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đối với khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Cập nhật vào: Thứ tư - 17/11/2021 03:22 Cỡ chữ
Mức độ mà các biện pháp chính sách giúp tránh các tác động tiêu cực sẽ là một điểm mấu chốt quan trọng định hình các hệ thống và chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (STI). Điều này sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm cường độ của cú sốc COVID-19 và các biện pháp phong tỏa liên quan, sự sẵn có và tiếp nhận các công nghệ số của các chủ thể khác nhau. Tình hình kinh tế - xã hội trong bối cảnh đại dịch ảnh hưởng đến hoạt động của các hệ thống STI và sự phổ biến của các công nghệ mới. Do những hạn chế hơn về đầu tư vào các công nghệ hàng đầu và khó khăn trong việc giữ chân nhân viên có trình độ để vận hành các công nghệ đó trong thời điểm COVID-19 cũng làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự lan tỏa công nghệ.
Có sự tác động bất đối xứng của cú sốc COVID-19 đối với các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST), các trường đại học và viện nghiên cứu công, lực lượng nghiên cứu. Khoảng cách trong việc tiếp nhận và sử dụng công nghệ số đang ngày càng trầm trọng hơn, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp lớn và các DNVVN, cũng như giữa các lĩnh vực. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với năng suất của các công ty khi đại dịch tiếp tục đẩy nhanh quá trình số hóa. Nó có thể làm gia tăng khoảng cách năng suất giữa những người chấp nhận công nghệ số và những người tụt hậu về công nghệ số, nâng cao tính dễ bị tổn thương của những người tụt hậu và giảm khả năng phục hồi kinh tế. Do đó, các nỗ lực chính sách lớn hơn sẽ cần thiết để thúc đẩy việc áp dụng và phổ biến các công cụ số, đặc biệt là đối với các DNVVN.
Các điểm mấu chốt quan trọng liên quan đến các tác động kinh tế - xã hội đối với STI trong bối cảnh đại dịch
COVID-19 và tính hòa nhập xã hội
Các yếu tố bất lợi cho hòa nhập: ít cơ hội kết nối mới hơn cho sinh viên mới tốt nghiệp, người tìm việc và những người có hợp đồng bấp bênh (thường bao gồm lao động trẻ hơn và những người làm nghề dựa trên hợp đồng) và có tác động tiêu cực đến lực lượng lao động nữ.
Các yếu tố lợi cho hòa nhập: COVID-19 dẫn đến nhận thức nhiều hơn về các thách thức hòa nhập, vốn ít được quan tâm trước đại dịch. Theo đó, các gói ổn định và hành động chính sách liên quan làm nổi bật sự cần thiết hòa nhập nhiều hơn như một mục tiêu rõ ràng. Những thay đổi trong thực tiễn do COVID-19, chẳng hạn như làm việc tại nhà và các dịch vụ kỹ thuật số, mang lại cơ hội hòa nhập nhiều hơn. Mục tiêu đạt được khả năng phục hồi cao hơn cũng phù hợp với việc thúc đẩy các quá trình hòa nhập kinh tế giữa các doanh nghiệp, khu vực và cá nhân.
COVID-19 và tính hòa nhập công nghiệp
Các yếu tố chỉ ra tính ít hòa nhập hơn: các gói phục hồi của chính phủ chủ yếu tập trung vào các nhà tuyển dụng lớn (hãng hàng không, nhà sản xuất lớn, v.v.). Các công ty công nghệ lớn, cũng như các công ty lớn khác, được hưởng lợi từ nhu cầu lớn đối với sản phẩm của họ trong thời gian phong tỏa do đại dịch, có thể làm giảm cơ hội cạnh tranh cho các công ty nhỏ hơn trong lĩnh vực kỹ thuật số và các lĩnh vực khác.
Các yếu tố chỉ ra tính hòa nhập hơn: các phản ứng chính sách nhằm bảo vệ nền kinh tế khỏi khủng hoảng đã nhằm vào các yếu tố tài chính yếu kém của các DNVVN, đặc biệt là các doanh nghiệp sáng tạo trẻ, nổi lên như chất xúc tác cho ĐMST. Đại dịch mang lại cơ hội mới cho khởi nghiệp, nơi các công ty khởi nghiệp giúp giải quyết những vấn đề kinh tế và sức khỏe do đại dịch gây ra, đồng thời đáp ứng với những sở thích và nhu cầu thay đổi.
COVID-19 và hòa nhập địa lý
Các yếu tố chỉ ra tính hòa nhập ít hơn: cuộc khủng hoảng COVID-19 không đồng đều về mặt địa lý vì các đợt bùng phát khác nhau giữa và trong các quốc gia, ảnh hưởng tùy theo các lĩnh vực (ví dụ như du lịch và công nghệ số) và các khu vực khác nhau, các biện pháp phong tỏa nhiều hơn hoặc ít nghiêm trọng hơn và năng lực của các quốc gia trong phản ứng với đại dịch khác nhau (ví dụ tùy thuộc vào mức nợ của chính phủ/khả năng vay).
Các yếu tố chỉ ra tính hòa nhập hơn: nỗ lực chính sách hỗ trợ các khu vực và lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất, và các biện pháp khu vực để kiểm soát sự bùng phát và giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch đã được thực hiện. Các cách thức cung cấp hàng hóa và dịch vụ mới (chẳng hạn như cung cấp dịch vụ giải trí trực tuyến) đã giúp giảm bớt các tác động bất bình đẳng giữa các ngành.
Tác động đối với STI
Tác động đến hoạt động của hệ thống STI: cuộc khủng hoảng mang đến những cơ hội đổi mới khác nhau cho các công ty, khu vực, quốc gia và các nhóm xã hội. Sự đa dạng hơn sẽ có lợi cho ĐMST hơn, trong khi sự tập trung có những tác động hỗn hợp đến kết quả ĐMST.
Tác động đến chính sách STI: nếu tính hòa nhập được coi trọng, các chính sách STI sẽ chú ý nhiều hơn đến những đối tượng bị thua thiệt, bao gồm phụ nữ và dân tộc thiểu số, cũng như ĐMST trong các lĩnh vực công nghệ thấp và trung bình và ở các vùng ‘tụt hậu’. Điều này có nghĩa là tập trung nhiều hơn vào các chính sách phổ biến công nghệ và các chính sách STI để hỗ trợ tính hòa nhập nói chung.
Đại dịch cũng cho thấy những điểm không chắc chắn chính: Chỉ số Gini và các biện pháp ở cấp khu vực, công ty và cá nhân để ứng phó với COVID-19; tác động tới STI gồm các chỉ số hiệu suất STI khác nhau (ví dụ: công bố khoa học, sinh viên tốt nghiệp, sở hữu trí tuệ, v.v.) theo khu vực (bao gồm phân chia nông thôn-thành thị), doanh nghiệp (theo quy mô, lĩnh vực, độ tuổi) và cá nhân (doanh nhân và nhà nghiên cứu).
P.A.T (NASATI), theo Science, Technology and Innovation Outlook 2021: Times of Crisis and Opportunity, OECD