Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen cây thuốc lá
Cập nhật vào: Thứ hai - 25/03/2019 23:54 Cỡ chữ
Tài nguyên di truyền là tài sản riêng của mỗi quốc gia. Tài nguyên di truyền sinh vật là nguồn vật liệu ban đầu để lai tạo giống mới, là hạt nhân của đa dạng sinh học, chính vì thế chúng có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp của mỗi quốc gia . Việt Nam là 1 trong 10 trung tâm đa dạng sinh học phong phú nhất thế giới, xếp hạng thứ 16 trên thế giới về sự đa dạng tài nguyên sinh vật/tài nguyên di truyền, là nơi có nguồn gen cây trồng và vật nuôi địa phương đa dạng của thế giới. Theo thống kê, Việt Nam đã xác định được trên 49.200 loài sinh vật, bao gồm 7.500 loài/ chủng vi sinh vật; 20.000 loài thực vật trên cạn và dưới nước; 10.500 loài động vật trên can; 2.000 loài động vật không xương sống và cá ở nước ngọt và trên 11.000 loài sinh vật biển. Sự đa dạng tài nguyên thực vật của Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng vì nhiều nguyên nhân. Chính vì thế, việc thu thập, bảo tồn, lưu giữ, khai thác, phát triển nguồn gen và đánh giá di truyền nguồn gen là nhiệm vụ cần thiết. Đến năm 2013, có khoảng 28.028 nguồn gen cây trồng nông nghiệp đang được lưu giữ bảo quản chuyển chỗ (ex-situ) tại 23 đơn vị thuộc hệ thống bảo tồn nguồn gen thực vật Quốc gia. Các phương pháp lưu giữ bảo quản chính là ngân hàng gen đồng ruộng, ngân hàng gen hạt và ngân hàng gen in vitro.
Nhiệm vụ thu thập, lưu giữ và đánh giá nguồn gen cây thuốc lá là công việc cần thiết nhằm tránh xói mòn nguồn gen, đồng thời tạo nguồn vật liệu khởi đầu phong phú để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu khoa học, đào tạo, phát triển nguồn gen và trao đổi nguồn gen quốc tế. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu do ThS. Trần Thị Thanh Hảo, Viện Thuốc lá đúng đầu đã thực hiện đề tài: “Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen cây thuốc lá” nhằm bảo tồn nguồn gen cây thuốc lá để phục vụ các mục tiêu nghiên cứu khoa học, đào tạo, phát triển kinh tế và khai thác nguồn gen.
Sau một thời gian triển khai thực hiện, nhóm nghiên cứu đã thu được các kết quả như sau:
- Điều tra và thu thập thông tin, mẫu lá và hạt của 01 mẫu nguồn gen thuốc lá địa phương Siêu lá cao cây tại thôn Liên Lạc 1, Vũ Lăng, Bắc Sơn, Lạng Sơn. Đặc tính nổi trổi của nguồn gen Siêu lá cao cây là tổng số lá nhiều (28-30 lá), thời gian phát dục muộn (68-70 NST), thích hợp trồng trong vụ Xuân sớm, không bị triệu chứng cháy đầu lá, lá chịn chuyển vàng đẹp, dễ sấy và cho năng suất cao (trên 2 tấn/ha).
- Nguồn gen thuốc lá đã được bảo quan và lữu giữ an toàn bằng hai phương pháp song song; 79 mẫu in-vitro được thường xuyên thanh lọc, cấy chuyển kịp thời với tần suất trung bình từ 2-4 lần/năm, đảm bảo các mẫu sinh trưởng bình thường; 77/79 mẫu hạt bảo quản hạt trung hạn duy trì TLNM trên 65%. TLNM của 02 mẫu hạt nguồn gen dưới 65% cần nhân thay thế vào năm sau.
- Trẻ hóa 13 mẫu nguồn gen hạt với số lượng từ 35,7 - 165,4 gam/mẫu và TLNM ≥ 85% gồm: Nguồn gen Cao Bằng 3, C227, C251, Mn 944.2, Vir 4241, Vir 4241.2, Vir 4241.3; Vir 521, Bel 619, C319, NC17 và SpG70.
- Mô tả đánh giá nguồn gen: 10 mẫu nguồn gen đánh giá năm 2017 gồm Cao Bằng 3, C227, C251, Mn 944.2, Vir 4241, Vir 4241.2, Vir 4241.3; Vir 521, Bel 6112 và Bel 619. Kết quả cho thấy có một số mẫu nguồn gen có những ưu điểm nổi trội như Bel 619 (thời gian ra nụ muộn, đường kính thân lớn, tổng số lá nhiều, năng suất trung bình 1,67 tấn/ha), C227 (thời gian ra nụ muộn, đường kính thân lớn, tổng số lá nhiều, tỷ lệ lá cấp 1+2 cao và năng suất 1,93 tấn/ha, tương đương nguồn gen đối chứng 1,98 tấn/ha. Bên cạnh đó cũng có một số mẫu nguồn gen khá hạn chế như Vir 4241, Vir 4241.2 (lá ít, lóng thưa, tỷ lệ lá cấp 1+2 thấp, năng suất thấp dưới 1,5 tấn/ha).
- Tư liệu hóa nguồn gen: 10 nguồn gen đánh giá trong năm 2017 gồm Cao Bằng 3, C227, C251, Mn 944.2, Vir 4241, Vir 4241.2, Vir 4241.3; Vir 521, Bel 6112 và Bel 619 đã được cập nhật, bổ sung vào lý lịch nguồn gen 50 chỉ tiêu chính.
Nhóm nghiên cứu mong muốn được tiếp tục cho phép thực hiện các nội dung nghiên cứu tiếp bao gồm thu thập một số nguồn gen có những đặc điểm tốt như khả năng chống chịu bệnh hại, chất lượng nguyên liệu tốt để đa dạng nguồn gen thuốc lá, phục vụ các mục tiêu nghiên cứu thuốc lá của ngành.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 14650/2018) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
P.T.T (NASATI)
Từ khóa:
tài nguyên, di truyền, tài sản, quốc gia, sinh vật, vật liệu, ban đầu, sinh học, vì thế, vai trò, quan trọng, chiến lược, phát triển, nông nghiệp, trung tâm, phong phú, thế giới