Bệnh nhân HIV thứ hai tự khỏi bệnh mà không cần điều trị bằng tế bào gốc
Cập nhật vào: Thứ tư - 17/11/2021 03:24
Cỡ chữ
Các nhà nghiên cứu cho biết, 8 năm sau khi bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm HIV lần đầu vào năm 2013, bệnh nhân đã tự khỏi bệnh, hoàn toàn không có dấu hiệu nhiễm trùng và không có dấu hiệu vi rút ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể.
Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã tìm thấy bệnh nhân thứ hai mà cơ thể dường như có khả năng tự loại bỏ vi rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV) gây ra bệnh AIDS - mang đến hy vọng rằng một ngày nào đó có thể tìm ra phương pháp mới chữa khỏi bệnh cho nhiều người nhiễm vi rút HIV hơn. Nhóm các nhà khoa học quốc tế báo cáo trong Biên niên sử Y học Nội khoa (Annals of Internal Medicine) rằng nữ bệnh nhân, người ở thành phố Esperanza, Argentina, đã không còn dấu hiệu HIV nguyên vẹn trong lượng lớn các tế bào của cô ấy, cho thấy rằng cơ thể cô ấy đã tự chữa khỏi HIV một cách tự nhiên.
Các nhà nghiên cứu cho biết, bệnh nhân không được điều trị thường xuyên nhưng lại là một “người có thể kiểm soát tốt” virus HIV và là những trường hợp vô cùng hiếm gặp. 8 năm sau khi bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm HIV lần đầu tiên vào năm 2013, cô ấy hoàn toàn không có dấu hiệu tồn tại nhiễm trùng đang hoạt động và không có dấu hiệu tồn tại virus HIV nguyên vẹn trong cơ thể.
Nữ bệnh nhân 30 tuổi trong nghiên cứu mới này là bệnh nhân thứ hai được ghi nhận là tự khỏi bệnh mà không cần sự trợ giúp của cấy ghép tế bào gốc hoặc bất kỳ phương pháp điều trị khác. Một nữ bệnh nhân khác được ghi nhận có khả năng tự khỏi bệnh trước đây là Loreen Willenberg, 67 tuổi.
Trao đổi với hãng tin CNN, Tiến sĩ Xu Yu, Viện Ragon, Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, MIT và Harvard, tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Tự khỏi HIV trước đây chỉ được quan sát thấy ở hai bệnh nhân được cấy ghép tủy xương có độc tính cao. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng bệnh nhân có thể tự khỏi bệnh một cách tự nhiên ngay cả trong trường hợp không cấy ghép tủy xương hoặc bất kỳ phương pháp nào khác”. “Các ví dụ về tự khỏi bệnh tự nhiên cho thấy rằng những nỗ lực hiện tại để tìm ra phương pháp chữa lây nhiễm HIV là không khó nắm bắt, và triển vọng tiến tới một 'thế hệ không có AIDS' có thể thành công”.
Tiến sĩ Yu và các đồng nghiệp đã phân tích các mẫu máu của bệnh nhân HIV 30 tuổi này từ năm 2017 đến năm 2020. Vào tháng 3 năm 2020, cô sinh con, do đó, cho phép các nhà khoa học có thể thu thập mô nhau thai để tiến hành nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu lưu ý: Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm HIV lần đầu tiên vào tháng 3 năm 2013. Cô ấy bắt đầu không điều trị ARV cho đến năm 2019 khi cô ấy mang thai và bắt đầu điều trị bằng thuốc tenofovir, emtricitabine và raltegravir trong sáu tháng trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba của mình. Sau khi sinh con khỏe mạnh âm tính với HIV, cô đã ngừng liệu pháp điều trị này.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích hàng tỷ tế bào trong mẫu máu và mô của cô ấy cho thấy cô ấy đã bị nhiễm HIV trước đó. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích, các nhà nghiên cứu không tìm thấy virus nào còn nguyên vẹn có khả năng tái tạo.
Các nhà nghiên cứu không biết rõ bằng cách nào cơ thể bệnh nhân có thể tự loại bỏ các virus HIV nguyên vẹn có khả năng sao chép nhưng họ nghĩ rằng có thể là do có sự kết hợp của các cơ chế miễn dịch khác nhau (tế bào T gây độc tế bào có thể có liên quan, cơ chế miễn dịch bẩm sinh cũng có thể góp phần).
Việc có thêm số lượng người có khả năng tự khỏi bệnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học khám phá các yếu tố miễn dịch dẫn đến các phương pháp tự chữa khỏi trong một quần thể rộng rãi người nhiễm HIV.
Hiện tại, có khoảng 38 triệu người đang sống chung với HIV trên khắp thế giới. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng có thể dẫn đến hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Năm 2020, trên toàn thế giới có khoảng 690.000 người chết vì các bệnh liên quan đến AIDS.
P.T.T (NASATI), theo https://edition.cnn.com/2021/11/16/health/hiv-patology-cured-intl-scli-scn/index.html, 17/11/2021