Cách virus viêm gan C lẩn tránh hệ thống miễn dịch
Cập nhật vào: Thứ tư - 26/05/2021 23:55 Cỡ chữ
Virus viêm gan C (HCV) có thể gây nhiễm trùng mãn tính cho gan, dẫn đến tổn thương gan không thể hồi phục và ung thư gan. Cách HCV né tránh được hệ thống miễn dịch để lây nhiễm mãn tính cho vật chủ hiện chưa được hiểu rõ hoàn toàn.
Trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu Trường Đại học Osaka đã phát hiện ra một cơ chế phân tử mới mà HCV can thiệp vào hệ thống miễn dịch của vật chủ để gây nhiễm trùng gan mãn tính. Những phát hiện này có thể giúp thiết lập một liệu pháp mới chống lại nhiễm HCV mãn tính.
Khoảng 80% bệnh nhân bị nhiễm HCV trở thành mãn tính. Các liệu pháp kháng vi-rút hiện có có thể cải thiện tình trạng của bệnh nhân nhưng khi bệnh nhân chuyển sang giai đoạn chẩn đoán bệnh gan và ung thư gan thì những liệu pháo này sẽ không thể chữa khỏi và làm giảm nhẹ tình trạng bệnh. Do đó, điều quan trọng là phải hiểu rõ cách HCV xoay sở né tránh được hệ thống miễn dịch của vật chủ ngay từ ban đầu trước khi thành mãn tính. Điều này sẽ giúp các nhà nghiên cứu phát triển các liệu pháp mới và tốt hơn để chống lại căn bệnh này.
Ở cấp độ phân tử, HCV sản sinh ra một protein đơn trong các tế bào bị nhiễm bệnh, sau đó được phân tách thành mười protein riêng lẻ. Một trong những protein này là protein lõi HCV và để ổn định chức năng đòi hỏi sự hoạt động của một trong những protein của tế bào vật chủ đó là signal peptide peptidase (SPP). Các nhà nghiên cứu biết rằng việc ngăn chặn SPP dẫn đến việc protein lõi HCV sẽ bị phá vỡ, và do đó ngăn chặn việc sản xuất các hạt HCV lây nhiễm. Tuy nhiên, cho đến nay cách thức mà trong đó protein cốt lõi ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của vật chủ vẫn chưa rõ ràng.
Junki Hirano, tác giả đầu tiên của nghiên cứu cho biết: “Immunoevasins, là những protein giúp virus tránh né khỏi hệ thống miễn dịch của vật chủ, tồn tại trong một số loại virus, chẳng hạn như virus Epstein-Barr, ebolavirus, cytomegalovirus và virus viêm gan C. Khi các tế bào bị nhiễm vi rút này, chúng phân hủy các protein của vi rút và tải các mảnh vở vào protein MHC lớp I, để các tế bào miễn dịch cụ thể có thể cảm nhận được sự lây nhiễm vi rút đang diễn ra từ bên ngoài tế bào bị nhiễm và loại bỏ chúng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi muốn hiểu rõ hơn mối liên hệ giữa peptidase tín hiệu và protein MHC lớp I trong bối cảnh lây nhiễm viêm gan C”.
Để đạt được mục tiêu của mình, đầu tiên, các nhà nghiên cứu sử dụng một dòng tế bào gan người để hiểu cách tương tác của protein lõi HCV, protein SPP và MHC lớp I. Họ phát hiện ra rằng SPP cần thiết cho việc sản xuất các phân tử MHC lớp I để tạo ra phản ứng miễn dịch thích hợp trong tế bào gan. Tuy nhiên, với sự hiện diện của protein lõi HCV, SPP không thể tương tác đúng cách với các protein MHC lớp I, sau đó chúng bị phân hủy thông qua hoạt động của một protein khác đó là HMG-CoA reductase degradation 1 homolog (HRD1). Kết quả là, sự biểu thị tế bào của các phần tử virus với các tế bào miễn dịch bị suy giảm và nhiễm trùng tiếp tục diễn ra và trở thành mãn tính.
các nhà nghiên cứu sau đó đã hỏi liệu đây có thể là cơ chế phổ biến để trốn tránh hệ thống miễn dịch của vật chủ trong các trường hợp nhiễm vi rút khác hay không. Họ chuyển sang virus cytomegalovirus ở người (HCMV), một loại virus được biết là cũng gây hại cho gan và các cơ quan khác, chẳng hạn như mắt và thực quản. Họ phát hiện ra rằng một loại protein được sản xuất bởi HCMV đó là protein US2, có cấu trúc tương tự như protein lõi HCV và tương tự gây ra sự phân hủy của các protein MHC lớp I bằng cách nhắm mục tiêu SPP.
Giáo sư Toru Okamoto, tác giả chính của nghiên cứu cho biết, Đây là những kết quả nổi bật cho thấy HCV và HCMV có thể gây nhiễm trùng mãn tính bằng cách nhắm mục tiêu peptidase tín hiệu để đạt được khả năng tránh miễn dịch.
Nghiên cứu của chúng tôi đã tiết lộ một cơ chế phân tử mới mà theo đó những vi-rút gây viêm gan này nhắm mục tiêu vào một thành phần quan trọng của hệ thống miễn dịch của con người đó là các phân tử MHC lớp I để can thiệp vào phản ứng miễn dịch thích hợp. Những phát hiện này có thể giúp phát triển các liệu pháp mới chống lại sự nhiễm trùng dai dẳng do những vi rút này gây ra, ông bày tỏ.
P.T.T (NASATI), theo https://medicalxpress.com/news/2021-05-hepatitis-virus-evades-immune.html, 24/5/2021
có thể, nhiễm trùng, mãn tính, tổn thương, không thể, hồi phục, ung thư, né tránh, hệ thống, miễn dịch