Gần 60% bệnh truyền nhiễm trầm trọng hơn do sự nóng lên toàn cầu
Cập nhật vào: Thứ tư - 21/06/2023 00:09 Cỡ chữ
Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc phân tích hơn 70.000 bài báo khoa học cho thấy các nguy cơ khí hậu liên quan đến khí nhà kính có hậu quả đối với các vật trung gian truyền bệnh truyền nhiễm nhất định.
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Hawaii và được công bố trên tạp chí Nature Climate Change, các mối nguy hiểm khí hậu liên quan đến khí thải nhà kính làm trầm trọng thêm 218 bệnh truyền nhiễm hoặc dị ứng, chẳng hạn như sốt xuất huyết, Zika hoặc sốt rét.
Nhóm nghiên cứu đã quan sát hậu quả của 10 nguy cơ khí hậu, liên quan đến phát thải khí nhà kính, đối với các bệnh ở người, do các mầm bệnh đã biết gây ra, gồm 375 bệnh lý. Do đó, họ đã phân tích hậu quả của sự nóng lên, hạn hán, sóng nhiệt, cháy rừng, lượng mưa cực đoan, lũ lụt, bão, mực nước biển dâng, thay đổi sinh địa hóa trong đại dương và thay đổi lớp phủ đất.
Theo kết luận của các tác giả, những mối nguy hiểm khác nhau này ảnh hưởng đến các bệnh do vi rút, vi khuẩn, động vật, nấm hoặc thậm chí cả thực vật gây ra. Trong số 218 bệnh lý có liên quan, hầu hết đều trở nên trầm trọng hơn do sự nóng lên hoặc do lượng mưa và lũ lụt quá mức. Ví dụ, sự nóng lên và thay đổi lượng mưa có liên quan đến việc mở rộng phạm vi của các vật trung gian như muỗi, ve, bọ chét, chim và một số động vật có vú liên quan đến dịch bệnh do vi rút, vi khuẩn, động vật và động vật nguyên sinh gây ra bao gồm sốt xuất huyết, chikungunya, bệnh dịch hạch, bệnh Lyme, vi rút West Nile, Zika, (…) và bệnh sốt rét.
Nhưng biến đổi khí hậu cũng có thể dẫn đến sự dịch chuyển dân số, làm trầm trọng thêm sự lây lan của một số bệnh. Các tác giả cho biết: Ví dụ, sóng nhiệt có liên quan đến việc gia tăng các trường hợp mắc một số bệnh do nước như nhiễm trùng liên quan đến vibrio (một loại vi khuẩn), viêm màng não do amip nguyên phát và viêm dạ dày ruột. Họ cũng quan sát thấy rằng những mối nguy hiểm này làm thay đổi lối sống và tình trạng sức khỏe tổng thể, khiến chúng ta trở nên mong manh hơn và lấy ví dụ là "sự gia tăng căng thẳng do tiếp xúc với các điều kiện nguy hiểm", hoặc thậm chí là sống trong "điều kiện không an toàn". Họ chỉ ra: Ví dụ, hạn hán tạo điều kiện vệ sinh kém, nguyên nhân gây ra các trường hợp mắc bệnh đau mắt hột, chlamydia, dịch tả, viêm kết mạc…).
Giáo sư Camilo Mora, thuộc Khoa Địa lý, Đại học Hawaii (Mỹ) và chịu trách nhiệm về nghiên cứu này, lưu ý: Thật đáng sợ khi phát hiện ra lỗ hổng sức khỏe lớn do khí thải nhà kính gây ra. Đơn giản là có quá nhiều bệnh tật và đường lây truyền nên chúng ta có thể nghĩ rằng chúng ta thực sự có thể thích nghi với biến đổi khí hậu. Đối với nhà nghiên cứu, những kết quả này một lần nữa khẳng định nhu cầu cấp thiết phải giảm phát thải khí nhà kính trên phạm vi toàn cầu.
P.A.T (NASATI), theo https://www.santemagazine.fr/, 6/2023