HY VỌNG CÁCH TIẾP CẬN “PHÁT TRIỂN PROTEIN MỒI NHỬ” MỚI CÓ THỂ NGĂN NGỪA SỰ LÂY NHIỄM COVID-19
Cập nhật vào: Thứ hai - 20/04/2020 08:29 Cỡ chữ
Nhóm các nhà nghiên cứu do Nick Brindle, giáo sư Khoa Sinh học Phân tử và Tế bào, Trường Đại học Leicester và tiến sĩ Julian Sale, Phòng thí nghiệm Sinh học Phân tử (LMB) thuộc Hội đồng Nghiên cứu Y học Anh (MRC) đứng đầu đang phát triển một “protein mồi nhử" dùng đường tiêm bằng công nghệ tân tiến nhất hiện nay với hy vọng nó có thể ngăn ngừa sự lây nhiễm Covid-19.
Về mặt lý thuyết, protein này sẽ hoạt động bằng cách liên kết và ‘dụ bẫy’ coronavirus để ngăn chặn virus lây nhiễm vào các tế bào cơ thể. Nó sẽ là một phương pháp điều trị trái ngược với vắc-xin. Nếu thành công, phương pháp tiếp cận mới này sẽ có khả năng ngăn chặn xuất hiện các ca nhiễm mới trên toàn cầu.
Phát ngôn viên của Trường Đại học Leicester cho biết, nhóm nghiên cứu sử dụng các kỹ thuật tối tân nhất trong tiến hóa phân tử và công nghệ protein để tạo ra một loại protein hòa tan mới có khả năng liên kết với virus SARS-CoV-2, do đó ngăn chặn vi rút không còn khả năng liên kết và lây nhiễm sang các tế bào của cơ thể. Các kết quả nghiên cứu của họ sẽ có trong hai đến ba tháng tới.
Giáo sư Brindle cho biết: “Vi rút Covid-19 thông thường sẽ lây nhiễm vào phổi và các mô bằng cách liên kết với một thụ thể có tên là ACE2 trên bề mặt tế bào. Sau khi ‘chiếm quyền kiểm soát’ các thụ thể trên bề mặt tế bào phổi và các mô khác, vi rút có thể phát triển và lây lan khắp cơ thể và gây bệnh”.
“Ở nghiên cứu này, protein “mồi nhử” sẽ giả mạo bắt chước giống y như thụ thể ACE2, tuy nhiên nó được thiết kế để trở nên hấp dẫn mạnh hơn với vi rút, khiến virus sẽ liên kết với các protin mồi nhử này thay vì ACE2, do đó ngăn chặn vi rút 'xâm nhập' và tái tạo trong các tế bào. Protein mồi nhử này cũng có thể có thể ngăn chặn vi rút lây nhiễm các tế bào và bảo vệ chức năng của các thụ thể trên bề mặt tế bào. Đây là một cách tiếp cận sáng tạo trong cuộc chiến chống lại vi rút SARS-CoV-2 đang diễn ra”, ông nói.
Giáo sư Brindle cho biết, nếu phương pháp tiếp cận của họ thành công, protein mồi nhử này có thể áp dùng bằng cách tiêm hoặc được sử dụng tương tự như dùng thuốc hít hen suyễn thông qua máy xông khí rung. Máy xông khí rung áp dụng cho các y bác sỹ cấp cứu đi vào môi trường xuất hiện sự lây nhiễm virus. Tiêm chỉ định cho các bệnh nhân đã nhiễm nCoV. Nó sẽ giúp giảm lượng virus và ngăn chặn virus lây lan.
Để giúp nghiên cứu đi đến thành công, nhóm nghiên cứu cũng sử dụng một kỹ thuật tối tân có tên gọi là kính hiển vi điện tử nghiệm lạnh (Cryo-EM) để cho phép họ có thể tạo ra hình ảnh ba chiều (3D) cấu trúc tổng thể của vi rút hoặc từng các bộ phận của nó.
“Mẫu sinh học được đông lạnh nhanh chóng và sau đó được chụp lại bằng cách chiếu một chùm các hạt electron năng lượng cao, có bước sóng nhỏ hơn nhiều so với bước sóng của các phân tử sinh học được chụp”, Giáo sư Brindle giải thích.
Trường Đại học Leicester cũng đã nghiên cứu một số dự án liên quan khác, thuộc một phần trong nghiên cứu hỗ trợ nghiên cứu Covid-19 và thử nghiệm chẩn đoán, bao gồm phát triển mặt nạ chẩn đoán có khả năng phát hiện sự hiện diện của coronavirus trước khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng
P.T.T (NASATI), theo https://www.leicestermercury.co.uk/news/leicester-news/university-leicester-scientists-developing-injection-4051193, 16/4/2020