Ngành y - sinh Trung Quốc trong đại dịch Covid-19
Cập nhật vào: Thứ tư - 15/09/2021 13:56 Cỡ chữ
Đại dịch COVID-19 cho thấy những thách thức thú vị mà Trung Quốc phải đối mặt, trong đó có thách thức và cơ hội đối với ngành y - sinh, công nghiệp dược phẩm nói chung. Trung Quốc đang cố gắng kết hợp các công nghệ tiên tiến và các cam kết chính về nguồn lực của chính phủ và doanh nghiệp để thúc đẩy lĩnh vực y sinh của họ.
Các ngành công nghiệp dược phẩm và thiết bị y tế của Trung Quốc vốn phụ thuộc phần lớn vào nghiên cứu hợp đồng và sản xuất thuốc generic và các thành phần dược phẩm hoạt tính (API) cho các công ty quốc tế lớn. Thực trạng này đang dần thay đổi khi ngày càng có nhiều các công ty Trung Quốc đang trên đường học tập đổi mới hơn. Các công ty dược phẩm Trung Quốc đã bị hạn chế bởi ngân sách R&D thấp, quy trình phê duyệt thuốc kéo dài làm ảnh hưởng đến đầu tư và đổi mới, và cơ hội nghiên cứu lâm sàng nói chung là yếu. Trong những năm gần đây, Chính phủ và ngành công nghiệp đã cố gắng giải quyết những vấn đề này bằng những cải cách trong thủ tục phê duyệt thuốc và đầu tư lớn vào y sinh, bao gồm các chương trình xây dựng các trung tâm y học chuyển dịch (Translational Medicine - một chuyên ngành đang phát triển nhanh chóng trong nghiên cứu y sinh và nhằm mục đích thúc đẩy việc khám phá các công cụ chẩn đoán và phương pháp điều trị mới bằng cách sử dụng phương pháp đa ngành, mang tính cộng tác cao).
Ngành công nghiệp dược phẩm Trung Quốc đang hy vọng chuyển mình lên những cấp độ đổi mới sáng tạo, vượt lên trên sự kết hợp của các phân tử hóa học hướng tới sự phát triển của thuốc sinh học và thế mạnh trong sinh học tổng hợp sử dụng các ứng dụng y sinh của công nghệ sinh học tiên tiến. Trong khi vẫn đang phát triển theo cách của mình thông qua “thế hệ đầu tiên” của công nghệ sinh học (các công cụ và phương pháp dựa trên khả năng sửa đổi và di chuyển gen từ sinh vật này sang sinh vật khác), Trung Quốc đang tiến nhanh đến việc thiết lập các năng lực công nghệ sinh học “thế hệ thứ hai” cho phép phát triển "kỹ thuật" sinh học.
Thông qua việc áp dụng “phương pháp thiết kế kỹ thuật số” và “khái niệm kỹ thuật hiện đại”, các vật liệu sinh học có thể được tổng hợp bằng cách vẽ trên “…bộ dữ liệu lớn, chất lượng cao, số hóa và tự động hóa” và “đọc và ghi ADN”. Đó là công cụ của “bước nhảy vọt” - mở ra các biên giới mới của nghiên cứu và thực hành y tế. Việc tạo ra một lĩnh vực công nghệ sinh học với các năng lực “thế hệ thứ hai” là mục tiêu chính trong chính sách khoa học, công nghệ và ĐMST của Trung Quốc. Mục tiêu này càng trở nên cấp bách trong bối cảnh đại dịch. Nó được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ sinh học được phát triển trong ba thập kỷ qua nhưng hiện được dẫn dắt bởi các nhà khoa học trẻ đầy triển vọng, nhiều người được đào tạo tại các trường đại học hàng đầu thế giới, những người đang làm việc ở ranh giới trong các lĩnh vực liên quan. Các nhà nghiên cứu được hỗ trợ bởi các chính sách quốc gia thuận lợi, các cơ chế tài chính mới bao gồm đầu tư mạo hiểm, và các cơ sở vật chất và tổ chức thể chế mới nhằm khuyến khích hợp tác liên ngành.
Trung Quốc có môi trường giàu dữ liệu (mặc dù vẫn chưa được định dạng đúng), năng lực cao về hiểu biết sinh học, khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và thiết kế kỹ thuật cho các loại hội tụ khoa học,… tất cả điều này đang trở thành những điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu tiên phong. Các mục tiêu gắn với y học chuyển dịch đã bị cản trở bởi những điểm yếu trong nghiên cứu lâm sàng. Tuy nhiên, những điều này đã được nhận rõ và hiện đang được giải quyết bằng cách khuyến khích các bệnh viện trở nên có định hướng nghiên cứu nhiều hơn và bằng cách thành lập các tổ chức mới bao gồm “Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia về Y học Chuyển dịch” và “Viện Ung thư và Y học Cơ bản” tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS), viện đầu tiên về y học tại CAS.
P.A.T (NASATI), theo STI Policy in the Age of COVID: The Chinese Case