Nghiên cứu trên chuột cho thấy nhiễm virus có thể dẫn đến các bệnh tự miễn
Cập nhật vào: Thứ tư - 09/03/2022 23:22 Cỡ chữ
Bằng chứng ngày càng gia tăng cho thấy, nhiễm vi-rút tưởng chừng như vô hại trong một số trường hợp có thể dẫn đến một loạt các bệnh nghiêm trọng hơn. Trong một nghiên cứu mới đây trên chuột, các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Washington ở St. Louis đã phát hiện ra một cơ chế một loại virus phổ biến ở trẻ em có thể đóng vai trò quan trọng nào đó trong các bệnh tự miễn dịch.
Nhiễm vi-rút là tình trạng rất phổ biến trong suốt cuộc đời của chúng ta, hầu hết các bệnh đều có thể tự khỏi mà không có vấn đề gì nghiêm trọng. Nhưng nghiên cứu gần đây đang ngày càng cho thấy rằng nhiều bệnh nhiễm trùng có vẻ lành tính này có thể, kết hợp với các yếu tố di truyền và môi trường khác, gây ra các bệnh như Alzheimer, đa xơ cứng và một số loại ung thư. Mặc dù, vẫn chưa rõ chính xác cách mà những loại virus này gây ra những phản ứng chuỗi này, nhưng trong nghiên cứu mới đây, các nhà nghiên cứu có thể đã phát hiện ra một cơ chế tiềm tàng.
Roseolovirus là một loại herpesvirus lây nhiễm cho hầu hết mọi người trong vài năm đầu đời. Bệnh ban đầu thường nhẹ, bao gồm phát ban và sốt có thể khỏi sau vài ngày, nhưng bản thân virus này tồn tại suốt đời, nằm im không hoạt động. Mặc dù nó thông thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào sau lần nhiễm trùng ban đầu đó, nhưng các nhà khoa học đã nghi ngờ rằng nó có thể đóng một vai trò trong các bệnh tự miễn dịch.
Vì vậy, đối với nghiên cứu mới này, các nhà nghiên cứu ở Washington đã cố gắng tìm hiểu mối liên hệ của nó. Họ phát hiện ra rằng virus dường như có thể lây nhiễm vào tuyến ức, cơ quan nơi tế bào T trưởng thành để chúng có thể nhận ra các kháng nguyên lạ. Nhưng tuyến ức cũng loại bỏ các tế bào T có khả năng tấn công các tế bào của chính cơ thể - chính quá trình mà về này vi rút có thể phá vỡ. Khi trạm kiểm soát này suy yếu, các tế bào T bị lỗi lưu thông nhiều hơn và do đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tự miễn dịch.
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra cơ chế này trong các thí nghiệm trên chuột. Họ thực hiện lây nhiễm cho những con chuột sơ sinh với một phiên bản chuột nhiễm roseolovirus, và phát hiện ra 12 tuần sau, tất cả các con chuột đều phát triển bệnh viêm dạ dày tự miễn dịch - một chứng viêm dạ dày.
Trong các thử nghiệm khác, các nhà nghiên cứu đã điều trị vi-rút để xem liệu điều đó có ảnh hưởng đến bệnh viêm dạ dày hay không. Kết quả khi dùng thuốc kháng vi-rút trong vài ngày đầu nhiễm bệnh, tình trạng viêm không xảy ra. Nhưng nếu dùng thuốc 8 tuần sau đó, thì đã quá muộn để ngăn chặn bệnh viêm dạ dày phát triển sau 12 tuần.
Trong khi các vấn đề tự miễn dịch biểu hiện trong dạ dày của những con chuột bị nhiễm bệnh, phân tích cho thấy mức độ của vấn đề cũng kéo dài hơn. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, những con chuột không chỉ phát triển các kháng thể chống lại các protein trên tế bào dạ dày mà còn với một loạt các protein khác trên khắp cơ thể, một số trong số đó có liên quan đến các bệnh tự miễn dịch khác.
Điều quan trọng cần lưu ý là nghiên cứu này được thực hiện trên chuột do đó kết quả có thể không tương tự ở người. Nhưng nhóm nghiên cứu nói rằng vi rút roselovirus ở người rất giống với vi rút được tìm thấy ở chuột, vì vậy ít nhất nó cũng cần được điều tra thêm về nguyên nhân tiềm ẩn. Mặc dù vậy, nó chỉ là một phần của vấn đề, do mức độ phổ biến của virus.
Wayne Yokoyama, tác giả của nghiên cứu cho biết: “Bệnh tự miễn ở người cũng có thể xảy ra do nhiễm vi-rút. Tuy nhiên phải có một số yếu tố khác nào đó mà chúng tôi chưa hiểu rõ khiến một số người dễ bị ảnh hưởng tự miễn dịch khi nhiễm roseolovirus hơn, bởi vì hầu như tất cả mọi người đều bị nhiễm bệnh, nhưng hầu hết mọi người không bị mắc bệnh tự miễn dịch. Đó là một chủ đề thực sự quan trọng để chúng ta tiến hành nghiên cứu thêm ”.
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Journal of Experimental Medicine.
P.T.T (NASATI), theo https://newatlas.com/medical/viral-infilities-autoimmune-diseases/, 28/2/2022