Nghiên cứu, đề xuất chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030
- Thứ ba - 26/09/2023 00:04
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Những vấn đề về công tác dân tộc luôn đặt ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp sao cho phù hợp với từng giai đoạn cách mạng. Kết quả đạt được về công tác dân tộc trong 10 năm qua là thể hiện quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc giải quyết vấn đề dân tộc và thực hiện công tác dân tộc ở nước ta. Tuy nhiên, các báo cáo, nghiên cứu cho thấy nhiều chỉ tiêu về kinh tế- xã hội ở vùng dân tộc thiểu số còn rất thấp so với mặt bằng chung của cả nước như: Người nghèo chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số; khoảng cách giàu nghèo, chênh lệch về thu nhập và mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc ngày càng gia tăng so với mức bình quân của cả nước; chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng giáo dục - đào tạo còn thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung và các vùng đồng bằng, đô thị; ô nhiễm, lũ lụt, khô hạn xảy ra thƣờng xuyên ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống của đồng bào các dân tộc.
Bên cạnh những khó khăn hiện hữu đang diễn ra ở vùng dân tộc thiểu số, đất nước đang trong quá trình hội nhập sâu rộng, toàn diện; khoa học công nghệ phát triển rất nhanh chóng; tình hình thế giới, trong khu vực đang có nhiều diễn biến phức tạp, tranh chấp chủ quyền, biển đảo ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi quan hệ giữa các nước láng giềng trong khu vực... Âm mưu, tư tưởng bá quyền, độc tôn của một số nước lớn đang ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình, ổn định và phát triển của đất nước ta. Vì vậy, hơn lúc nào hết cộng đồng các dân tộc phải một lòng đoàn kết, trung thành với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp đập tan mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, phản động ở trong và ngoài nước. Đây cũng là nhiệm vụ nặng nề đặt ra đỏi hỏi công tác dân tộc phải không ngừng đổi mới, vừa giải quyết tốt những vấn đề bức xúc ở vùng dân tộc, nhưng cũng cần phải có chiến lược lâu dài, chủ động có chính sách phù hợp, dựa trên bằng chứng khoa học để đồng bào dân tộc hội nhập, đoàn kết và cùng đất nước phát triển.
Năm 2020 là năm quan trọng, kết thúc 10 năm thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Bộ Chính trị, Trung ương Đảng đang chỉ đạo tổng kết, đánh giá và đề xuất Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Chiến lược sẽ được thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII vào năm 2021. Đây là văn kiện quan trọng, định hướng lớn về phát triển toàn diện kinh tế-xã hội, là căn cứ để các bộ, ngành, địa phương xây dựng chiến lược, đề án, chính sách trung và dài hạn.
Xuất phát từ thực tiễn trên, Cơ quan chủ trì Viện Chiến lược và Chính sách dân tộc, Học viện Dân tộc cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài TS. Hoàng Xuân Lương, Nguyên TT, PCN UBDT thực hiện “Nghiên cứu, đề xuất chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030” với mục tiêu Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020, làm rõ thực trạng, dự báo xu thế những vấn đề đặt ra ở vùng dân tộc thiểu số, đề xuất cơ sở khoa học xây dựng Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030.
Năm 2020, công tác dân tộc, chính sách dân tộc đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng. Cũng là năm tổng kết nhiệm kỳ Chiến lược công tác dân tộc, Chính sách dân tộc và đề xuất chính sách cho giai đoạn tới. Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2011-2020 có ý nghĩa quan trọng, định hướng cho các cơ quan bộ, ngành Trung ương và địa phương xây dựng chính sách dân tộc, góp phần khắc phục tư duy nhiệm kỳ, tư duy chính sách ngắn hạn trong thời gian trước.
Có thể nói, quá trình thực hiện Chiến lược công tác dân tộc thời gian qua, đã làm chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận xã hội về công tác dân tộc, góp phần cho vùng đồng bào DTTS và miền núi có những chuyển biến quan trọng trong phát triển KT-XH. Đến cuối năm 2019, đã có trên 40 đề án, chính sách của Chiến lược được các bộ, ngành xây dựng ban hành thực hiện; có trên 50% các chỉ tiêu của Chiến lược được hoàn thành (13/20)... Cùng với các chính sách khác của Chính phủ, đời sống kinh tế, xã hội, ở vùng đồng bào DTTS đã có những bước phát triển quan trọng, tỷ lệ giảm nghèo nhanh; an ninh, chính trị được giữ vững, đồng bào đoàn kết, tin tưởng và sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Giai đoạn 2021-2030, bối cảnh tình hình quốc tề và trong nước có nhiều thay đổi, hòa bình, hợp tác vẫn là xu hướng chủ đạo, nhưng ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến sự phát triển của các quốc gia là rất lớn, trong đó có vùng DTTS; quan hệ của các nước lớn giữa Mỹ-Trung Quốc và vấn đề tranh chấp Biển đông ảnh hưởng đến phát triển của các nước trong khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam; vấn đề thiên tai, dịch bệnh đã và đang có tác động mạnh mẽ đến đời sống của người dân, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là đối tượng bị ảnh hưởng lớn nhất.
Trước bối cảnh tình hình như trên, giai đoạn 2021-2030, Chiến lược công tác dân tộc tiếp tục đề ra mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Nội dung cần phải tập trung hoàn thiện thế chế, xây dựng luật, pháp lệnh có liên quan về công tác dân tộc; đổi mới tư duy, nhận thức về công tác dân tộc, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ nâng cao hiệu quả cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc ở Trung ương và địa phương; đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã vùng dân tộc thiểu số, trong đó có giải pháp thực hiện tốt Đề án tổng thể phát triển kinh tếxã hội vùng DTTS, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030; phát triển hệ thống giáo dục, y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; phát triển, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống; nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở, giữ vững quốc phòng- an ninh vùng đồng bào DTTS&MN, tăng cường hợp tác quốc tế, phản bác lại các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch...
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 18762/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
Đ.T.V (NASATI)