Nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học bổ sung cho các chương trình hành động ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh
- Thứ ba - 28/02/2023 12:07
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) và tăng trưởng xanh phát triển KT-XH theo hướng bền vững, thời gian qua chính quyền các cấp và nhân dân các địa phương thuộcThái Bình, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng đã tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước trong việc hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường. Các cơ quan chức năng, địa phương đã chủ động phối hợp chặt chẽ, tham mưu cho lãnh đạo tỉnh đề xuất và hoàn thiện các văn bản mang tính pháp quy về các cơ chế, thể chế, chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh (BĐKH&TTX). Có thể nói cả hệ thống chính trị của Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng đã vào cuộc một cách mạnh mẽ và công tác ứng phó với BĐKH&TTX đã đạt được kết quả tốt ngay từ khi chưa có các Nghị định, chỉ thị của Nhà nước ứng phó với BĐKH&TTX.
Tuy nhiên, công tácứng phó với BĐKH&TTX là một hoạt động có quy mô lớn mang tính liên ngành, liên vùng, nên không thể tránh khỏi sự chồng chéo và đôi lúc bị động từng thời điểm, từng khu vực. Việc nghiên cứu khảo sát đặc điểm về tài nguyên môi trường (TNMT) và tác động của BĐKH để đề xuất luận cứ khoa học hoàn thiệnChương trình hành động ứng phó với BĐKH&TTX của đồng bằng sông Hồng, cụ thể là Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng là mục tiêu và nội dung chính của nhiệm vụ đã được đề cập trong Báo cáo tổng hợp.
Với đặc điểm địa lý, đây là một trong những khu vực chịu tác động nhiều nhất của BĐKH, Chương trình hành động ứng phó với BĐKH&TTX có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển KT-XH, gắn với thực trạng và xu thế BĐKH của địa phương.
Xuất phá từ thực tiễn đó, Cơ quan chủ trì Viện nghiên cứu xã hội và phát triển công nghệ cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài Nguyễn Khắc Bằng thực hiện “Nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học bổ sung cho các chương trình hành động ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh ở một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng có sự tham gia của các tổ chức xã hội” với mục tiêu: Khảo sát, đánh giá năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tài nguyên môi trường ở các tỉnh Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng.
Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng thuộc vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Hồng, do đó chính quyền và các tổ chức xã hội địa phương từ lâu đã rất quan tâm đến việc ban hành các chính sách, thể chế phù hợp trong khai thác, sử dụng, quản lý tài nguyên môi trường trong điều kiện BĐKH và đáp ứng nhu cầu TTX. Lãnh đạo các địa phương trên đã tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc các cơ chế, chính sách mà Nhà nước ban hành liên quan đến quy hoạch phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Hồng. Nhìn chung, các dự án, Chương trình phát triển kinh tế trọng điểm của các tỉnh đều có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức xã hội.
Ngoài việc phát triển những ngành kinh tế truyền thống là nông nghiệp và thủy hải sản, các tỉnh cũng đang đẩy mạnh việc xây dựng các khu công nghiệp tập trung và phục hồi nhiều làng nghề truyền thống. Chỉ tính riêng 2 huyện thuộc là Thái Thụy và Tiền Hải của tỉnh Thái Bình đã có gần 60 làng nghề, chiếm 22,72% số làng nghề của tỉnh. Sự phát triển của các làng nghề có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, phần lớn các làng nghề có công nghệ lạc hậu, sử dụng nhiều nhiên liệu đầu vào, sản phẩm phế thải còn nhiều; quy trình sản xuất không khép kín, hệ thống xử lý chất thải không được đầu tư, hệ thống tổ chức và quy chế quản lý môi trường các làng nghề chưa hoàn chỉnh cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường của các làng nghề tăng, kéo theo hàng loạt những vấn đề về ô nhiễm nguồn nước.
Việc xây dựng luận cứ khoa học bổ sung cho các Chương trình Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH&TTX là công việc thật sự cần thiết và khó khăn. Việc thực hiện các Chương trình đòi hỏi huy động mọi nguồn lực của địa phương, của Nhà nước và của các tổ chức quốc tế và sự hỗ trợ kỹ thuật của các đơn vị nghiên cứu KHCN.
Khung Chương trình kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH&TTX cho Chùa Tam Chúc Hà Nam. Khu di tích Côn Sơn Hải Dương. Đảo Cát Bà Hải Phòng 146 các tỉnh đồng bằng sông Hồng được xây dựng trong hoàn cảnh còn hạn chế thông tin về tác động của BĐKH và ô nhiễm môi trường cũng như năng lực của các cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội. Luận cứ khoa học bổ sung cho các Chương trình Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và TTX cố gắng xây dựng được các định hướng với khung Chương trình phù hợp thực tiễn và quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Đồng thời phải thể hiện tính chất đặc thù và liên vùng của các địa phương đồng bằng sông Hồng trong hoạt động ứng phó với BĐKH & TTX.
Có thể nói lãnh đạo Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng đã rất chủ động kịp thời đề ra các chính sách và thể chế trong việc tổ chức các hoạt động ứng phó với BĐKH và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, so với đòi hỏi của thực tiễn thì các chính sách thể chế đã có vẫn còn nhiều bất cập, rất cần được hoàn thiện, bổ sung. Trong thời gian qua, hàng loạt văn bản pháp lý đã được xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Chính nhờ các chính sách, thể chế này mà cả hệ thống chính trị cùng nhân dân Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng đã vào cuộc một cách mạnh mẽ, không chỉ giới hạn trong địa phương mình mà còn kết nối với các địa phương khác. Bởi ứng phó với BĐKH là một hoạt động mang tính liên vùng rất rõ rệt, bao trùm tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội đến an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, để nhanh chóng triển khai có hiệu quả chiến lược ứng phó BĐKH của Đảng và Nhà Nước, rất cần có sự đầu tư, nghiên cứu cả về cơ sở lý luận cũng như thực tiễn để đưa ra Chương trình - Kế hoạch hành động cụ thể nhằm thực hiện có hiệu quả chiến lược ứng phó với BĐKH của các tỉnh đồng bằng sông Hồng, trong đó, có vai trò rất quan trọng của các tổ chức xã hội.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 18169/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
Đ.T.V (NASATI)