Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và công nghệ sản xuất giống hiện đại phát triển giống lúa chất lượng cao tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang
- Thứ ba - 29/09/2020 08:34
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Theo khảo sát của Trường Đại học Cần Thơ, vùng quy hoạch Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gồm 4 xã Vĩnh Viễn, xã Vĩnh Viễn A, xã Lương Tâm và xã Lương Nghĩa thuộc huyện Long Mỹ - vùng sâu vùng xa của tỉnh Hậu Giang – có 80% diện tích đất trồng lúa nhiễm phèn và một tỉ lệ diện tích nhất định bị nhiễm mặn. Nông dân trong vùng chưa quan tâm đến xử lý phèn ngay từ đầu vụ; tập quán sản xuất 3 vụ lúa trong năm, thời gian 2 vụ liền kề ngắn, rơm rạ bị chôn vùi khi làm đất không đủ thời gian để phân hủy nên sau khi sạ rễ lúa dễ bị ngộ độc hữu cơ.
Theo nông dân cho biết, để ruộng lúa có năng suất lúa cao nhất, họ đang áp dụng một số các biện pháp như là mật độ sạ cao từ 200kg/ha trở lên, bón nhiều phân đạm, duy trì lượng nước tưới thường xuyên trên ruộng, sử dụng nhiều thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh. Một số hạn chế đối với sản xuất lúa tại vùng này là nguồn đất bị nhiễm phèn, lúa thường hay bị ngộ độc hữu cơ, sử dụng khối lượng hạt giống lớn trên đơn vị diện tích, sử dụng nhiều phân bón và không cân đối, phun nhiều thuốc bảo vệ thực vật gốc hóa học. Những hạn chế này ảnh hưởng xấu đến môi trường, làm cho giá thành sản xuất nông sản cao, sức cạnh tranh kém, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thiếu phát triển ổn định và bền vững. Để giải quyết những hạn chế trên, nhóm nghiên cứu do ThS. Phạm Hoài An đứng đầu đã ứng dụng một số giải pháp, công nghệ thông qua nghiên cứu thực hiện dự án: “Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và công nghệ sản xuất giống hiện đại phát tiển giống lúa chất lượng cao tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang”.
Căn cứ vào nhiệm vụ trong thuyết minh và hợp đồng được duyệt của dự án, qua 36 tháng (từ 01/01/2015 đến 31/12/2017), nhóm thực hiện đã đạt mục tiêu đề ra, cụ thể như sau:
- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất lúa giống cấp xác nhận cho 2 giống lúa OM 8017 và OM 5953 chất lượng cao, năng suất 6,16T/ha, chất lượng hạt giống phù hợp quy định tại QCVN 01-54:2011/BNNPTNT; giảm chi phí đầu vào, hiệu quả kinh tế tăng 18,6%.
- Quy trình kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến, theo hướng VietGAP cho 2 giống lúa OM 8017 và OM 5953 hiệu quả kinh tế tăng từ 11-21% so với sản xuất đại trà.
- Sản xuất 2 giống lúa chất lượng cao, quy mô 20 ha/giống tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao HHậu Giang, năng suất bình quân 6,16T/ha tấn/ha, tương đương 246 tấn hạt giống cấp xác nhận, chất lượng hạt giống phù hợp quy định tại QCVN 01–54: 2011/BNNPTNT.
- Sản xuất 150 ha lúa hàng hóa chất lượng cao, tập trung, theo hướng VietGAP (50 ha tập trung/điểm, năng suất vụ Đông Xuân 6,5 tấn/ha và vụ Hè Thu 5,58 tấn/ha (bình quân 2 vụ 6,18T/ha, tương đương 903 tấn lúa thương phẩm), tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang.
- Đào tạo và tập huấn được 510 lượt người về quy trình kỹ thuật sản xuất lúa giống cấp xác nhận đối với 2 giống lúa chất lượng cao, quy trình kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến, theo hướng Viet AP đối với 2 giống lúa chất lượng cao tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang.
Quy trình kỹ thuật sản xuất lúa giống cấp xác nhận và Quy trình kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến, theo hướng VietGAP ngoài việc ứng dụng trên 2 giống OM8017, OM5953 có thể áp dụng các giống khác có đặc tính tương đồng với 2 giống trên và vùng sản xuất có điều kiện đất phèn tương tự tại bán đảo Cà Mau thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.
Quy trình kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến, theo hướng VietGAP cho giống lúa OM8017 và OM 5953 được phục vụ cho cá nhân, tập thể sản xuất lúa trong vùng có đặc tính đất phèn tương tự, mới tiếp cận với quy trình VietGAP có thể sử dụng quy trình kỹ thuật này để ứng dụng vào sản xuất trước khi tổ chức sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP.
Đề nghị Cục Trồng Trọt, Bộ Nông nghiệp&PTNT có ý kiến đồng thuận, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương có các giống lúa có đặc tính và điều kiện thổ nhưỡng tương tự có thể ứng dụng 2 quy trình kỹ thuật sản xuất giống và quy trình kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến, theo hướng VietGAP cho 2 giống lúa OM8017, OM5953 trên diện rộng sau khi có quyết đ nh công nhận. Ngành nông nghiệp phổ biến, tuyên truyền quy trình kỹ thuật sản xuất giống lúa cấp xác nhận và quy trình kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến, theo hướng VietGAP cho các cơ quan chuyên môn và nông dân trong vùng đất có nhiểm phèn tương tự để nhân rộng các tiến bộ kỹ thuật của quy trình. Đề nghị ngành chuyên môn nông nghiệp nên tổ chức các thử nghiệm theo “kỹ thuật ô khuyết” để cập nhật công thức phân bón cho lúa tại các địa phương có áp dụng quy trình này trong điều kiện thời tiết, khí hậu có nhiều thay đổi.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 15494/2018) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
P.T.T (NASATI)