Liệu pháp kết hợp ngăn chặn sự phát triển của khối u tuyến tụy ở chuột
- Thứ hai - 01/03/2021 21:21
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Các nhà nghiên cứu Trung tâm ung thư toàn diện UCLA Jonsson đã phát hiện ra một phương pháp mới đầy tiềm năng nhắm mục tiêu vào các khối u tuyến tụy có biểu hiện tín hiệu interferon nội sọ cao (IFN). Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng tín hiệu IFN loại I cao có trong một nhóm nhỏ các khối u tuyến tụy và nó làm sụt giảm mức độ NAD và NADH (Nicotinamide adenine dinucleotide) trong các tế bào ung thư tuyến tụy - là những đồng yếu tố then chốt trong quá trình trao đổi chất quan trọng.
Sau khi các nhà nghiên cứu xác định được cơ chế này, họ đã xác định được rằng các tế bào có tín hiệu IFN cao có độ nhạy với các chất ức chế NAMPT cao hơn. Chất ức chế NAMPT sẽ ức chế con đường tổng hợp NAD chính. Dựa trên cơ chế này, các chất ức chế NAMPT thế hệ thứ hai mới được phát triển gần đây sẽ có thể kết hợp được với các loại thuốc toàn thân mới - thuốc STING agonists - để làm tăng tín hiệu IFN loại I. Khi thử nghiệm trên chuột, sự kết hợp của tín hiệu IFN và chất ức chế NAMPT không chỉ làm giảm sự phát triển của khối u tuyến tụy mà còn dẫn đến ít di căn gan hơn.
“Với sự ra đời của hai phương pháp trị liệu mới và cải tiến này, những phát hiện của chúng tôi là rất kịp thời do sự kết hợp của chúng có thể khiến cho khối u suy giảm mức độ NAD”, Tiến sĩ Alexandra Moore, bác sĩ nội trú tại khoa phẫu thuật tại Trường Đại học Y David Geffen tại UCLA, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
Ung thư tuyến tụy tiếp tục là một trong những bệnh ung thư rất khó điều trị. Một trong những dấu hiệu nổi bật của căn bệnh này là mạng lưới trao đổi chất tái lập trình của nó mở rộng lớn. Tất cả các tế bào, bao gồm cả tế bào ung thư, đều có nhu cầu chuyển đổi các chất dinh dưỡng từ môi trường thành các khối kiến tạo cho các quá trình tế bào và nhiều quá trình này đòi hỏi phải có NAD hoặc NADH như một đồng yếu tố quan trọng.
Nghiên cứu này tập trung vào việc khai thác sự suy giảm NAD do IFN gây ra trong quá trình kết hợp với quá trình ức chế tổng hợp NAD để phát triển các phương pháp tiếp cận mới nhằm điều trị ung thư tuyến tụy tốt hơn.
Đầu tiên, nhóm nghiên cứu sử dụng dòng tế bào và nuôi cấy tế bào để xác định cơ chế suy giảm của NAD gây ra bởi tín hiệu IFN bằng cách xem xét các mức độ mRNA của các enzym tiêu thụ NAD sau khi điều trị bằng IFN. Đã có sự gia tăng mức mRNA cũng như sự biểu hiện protein của PARP9, PARP10 và PARP14.
Sau khi xác nhận những phát hiện này, nhóm nghiên cứu đã chuyển nghiên cứu này sang mô hình in vivo. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng hai mô hình chuột khác nhau và tiêm tế bào ung thư vào tuyến tụy của chuột trước khi thử nghiệm điều trị.
Những phát hiện này cung cấp bằng chứng cho thấy nếu các khối u có tín hiệu IFN cao, hoặc nếu tín hiệu IFN khuếch đại trong các tế bào khối u, thì những khối u đó có thể có độ nhạy cao hơn với liệu pháp điều trị bằng thuốc ức chế NAMPT. Nếu như vậy, sự kết hợp có thể góp phần cải thiện tiên lượng của một trong những bệnh ung thư khó điều trị nhất này.
“Nghiên cứu đã xác định một lỗ hổng tiềm ẩn được tạo ra bởi IFN loại I trong ung thư tuyến tụy. Điều này có thể được tận dụng để tạo ra một chiến lược điều trị hiệu quả hơn”, Tiến sĩ Timothy Donahue, giáo sư trưởng khoa ung thư, tác giả cao cấp của nghiên cứu nói.
Nghiên cứu được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia.
P.T.T (NASATI), theo https://medicalxpress.com/news/2021-02-combination-therapy-suppresses-pancreatic-tumor.html, 19/2/2021