Nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân COVID-19 được phục hồi có khả năng bảo vệ miễn dịch lâu dài

Nghiên cứu mới nhất tại Thượng Hải (Trung Quốc) đã phát hiện ra rằng phần lớn bệnh nhân COVID-19 được hồi phục có khả năng bảo vệ miễn dịch bền bỉ và việc tiêm chủng có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch lâu dài với COVID-19.

Kết quả của nghiên cứu được công bố trên Frontiers of Medicine, một tạp chí y tế tổng hợp quốc tế do Bộ Giáo dục Trung Quốc tài trợ, chỉ ra rằng kháng thể trung hòa có thể bảo vệ bệnh nhân COVID-19 khỏi nhiễm trùng lần thứ hai có thể kéo dài, có thể tới 6 tháng ở những bệnh nhân đó.

Dựa trên việc phân tích các mẫu từ ba nhóm bệnh nhân: 15 trường hợp ở hai tuần đến một tháng, 20 trường hợp ở một đến hai tháng và 17 trường hợp 6 - 7 tháng sau khi nhiễm COVID-19, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy tất cả các mẫu huyết tương từ 17 trường hợp dương tính với cả kháng thể IgG từ 6 - 7 tháng sau khi bị nhiễm COVID-19, nhưng mức độ này thấp hơn so với mức trong các mẫu được thu thập ở 2 tuần đến 2 tháng sau khi bị nhiễm COVID-19.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng các kháng thể trung hòa, được coi là kháng thể bảo vệ chống lại vi rút, tồn tại trong tất cả các mẫu được thu thập từ 8 trường hợp ở hai tuần đến 2 tháng và 14 trường hợp ở 6 - 7 tháng sau khi chẩn đoán, và chúng vẫn ở mức cao ở 6 - 7 tháng sau khi nhiễm bệnh.

Các kết quả trên có thể liên quan đến lâm sàng trong việc đánh giá khả năng tái nhiễm và hiệu quả tiêm chủng. Vào tháng 8, một người đàn ông 33 tuổi sống ở Hồng Kông được báo cáo là đã bị nhiễm bệnh lần thứ hai trong năm nay. Báo chí cho biết, lần lây nhiễm thứ hai của người đàn ông xảy ra sau lần đầu tiên 142 ngày. Các trường hợp cá nhân tương tự đã được báo cáo trên khắp thế giới sau đó, điều này cũng khiến dư luận lo ngại về việc liệu một bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục có thể bị nhiễm lần thứ hai hay không.

P.A.T (NASATI), theo Global Times, 10/2020